05/02/2018, 09:55

Dàn ý ai có tri thức người đó có sức mạnh

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh” Lênin là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận chính trị kiệt xuất. ông cũng là một vị lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. ông là một nhân vật nổi tiếng với những câu ...

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh” Lênin là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận chính trị kiệt xuất. ông cũng là một vị lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. ông là một nhân vật nổi tiếng với những câu nói đi vào lịch sử nhân loại như “ học, học nữa, học mãi”. Ngoài ra, ông còn có một câu nói để lại cho lịch sử loài người về tri thức và sức mạnh, đó là: “ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Câu nói như khẳng định sức mạnh của trí thức trong cuộc sống của loài người. để hiểu rõ hơn về câu nói này của Lenin ta cùng đi phân tích nó. II. Thân bài 1. Giải thích “tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh” - Tri thức: Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. tri thức còn thể hiện sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Theo như tiếng việt thì “ tri” và “ thức” đều có nghĩa là biết. - Sức mạnh: đây là khả năng tác động mạnh mẽ đến những người, đến một sự vật, gây tác dụng ở mức cao. Sức mạnh ở đây không chỉ nói sức mạnh cơ bắp mà còn nói lên sức mạnh than thể, sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình yêu. =>Câu nói như thể hiện những người có nhiều kiến thức, nhiều trải nghiệm và nhiều kinh nghiệm thì người đó có sức mạnh hơn hết. 2. Bình luân về câu nói “tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh” - Xã hội hiện nay rất cần những người có tri thức, chính vì thế nếu có tri thức thì bạn sẽ có sức mạnh - Nếu có tri thức bạn sẽ có những hiểu biết nhất định về công việc và cuộc sống, bạn sẽ có những giải pháp và biện pháp thích đáng cho công việc của mình. - Nếu có tri thức thì con người sẽ cởi mở hơn trong gia tiếp, đối nhân xử thế được nâng cao, yêu thương con người,… - Có tri thức bạn sẽ có được những điểm tốt đẹp, đôi khi không có tri thức là một hiểm họa. 3. Luận về câu nói “tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh” - Mỗi người đều có một khả năng riêng, một đặc thù riêng. Chính vì thế nâng cao tri thức không có nghĩa là hạ thấp lao động tay chân, bạn phải biết hài hòa giữa hai mặt này. - Bạn cần phải bắt đầu học hỏi và học tập để cho mình có một kiến thức nhất định. 4. Ta phải làm gì để có sức mạnh của tri thức? - Cần phải tự giác học tập để nâng cao kiến thức - Khi học cần phải sang lọc những kì cần học và những gi không nên học - Bạn phải vận dụng những kiến thức một cách đúng đắn và hiệu quả 5. Bài học kinh nghiệm Kiên trì học tập và rèn luyện. Không ngừng học để có được tri thức và gìn giữ chúng qua thời gian. Không có tri thức thì không có thành công. Tri thức là cái khiến chúng ta nhận ra mình đang hiện hữu. Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, hai cái này phải tồn tại song song và không thể thiếu một trong hai. Bạn phải dành thời gian cống hiến để nghiên cứu và lao động thay vì hình thức và lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, và nhờ vậy, có được hạnh phúc. III. Kết bài Nêu cảm nghĩ của em về câu nói này. Xem thêm: Những xe máy tiết kiệm xăng nhất hiện nay 2017


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”
Lênin là một nhà tư tưởng vĩ đại, một nhà lý luận chính trị kiệt xuất. ông cũng là một vị lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. ông là một nhân vật nổi tiếng với những câu nói đi vào lịch sử nhân loại như “ học, học nữa, học mãi”. Ngoài ra, ông còn có một câu nói để lại cho lịch sử loài người về tri thức và sức mạnh, đó là: “ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Câu nói như khẳng định sức mạnh của trí thức trong cuộc sống của loài người. để hiểu rõ hơn về câu nói này của Lenin ta cùng đi phân tích nó.

II. Thân bài
1. Giải thích “tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”
- Tri thức: Tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. tri thức còn thể hiện sự hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành. Theo như tiếng việt thì “ tri” và “ thức” đều có nghĩa là biết.
- Sức mạnh: đây là khả năng tác động mạnh mẽ đến những người, đến một sự vật, gây tác dụng ở mức cao. Sức mạnh ở đây không chỉ nói sức mạnh cơ bắp mà còn nói lên sức mạnh than thể, sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình yêu.
=>Câu nói như thể hiện những người có nhiều kiến thức, nhiều trải nghiệm và nhiều kinh nghiệm thì người đó có sức mạnh hơn hết.
2. Bình luân về câu nói “tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”
- Xã hội hiện nay rất cần những người có tri thức, chính vì thế nếu có tri thức thì bạn sẽ có sức mạnh
- Nếu có tri thức bạn sẽ có những hiểu biết nhất định về công việc và cuộc sống, bạn sẽ có những giải pháp và biện pháp thích đáng cho công việc của mình.
- Nếu có tri thức thì con người sẽ cởi mở hơn trong gia tiếp, đối nhân xử thế được nâng cao, yêu thương con người,…
- Có tri thức bạn sẽ có được những điểm tốt đẹp, đôi khi không có tri thức là một hiểm họa.
3. Luận về câu nói “tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”
- Mỗi người đều có một khả năng riêng, một đặc thù riêng. Chính vì thế nâng cao tri thức không có nghĩa là hạ thấp lao động tay chân, bạn phải biết hài hòa giữa hai mặt này.
- Bạn cần phải bắt đầu học hỏi và học tập để cho mình có một kiến thức nhất định.
4. Ta phải làm gì để có sức mạnh của tri thức?
- Cần phải tự giác học tập để nâng cao kiến thức
- Khi học cần phải sang lọc những kì cần học và những gi không nên học
- Bạn phải vận dụng những kiến thức một cách đúng đắn và hiệu quả
5. Bài học kinh nghiệm
Kiên trì học tập và rèn luyện. Không ngừng học để có được tri thức và gìn giữ chúng qua thời gian. Không có tri thức thì không có thành công. Tri thức là cái khiến chúng ta nhận ra mình đang hiện hữu. Tri thức trong đầu và đạo đức trong tim, hai cái này phải tồn tại song song và không thể thiếu một trong hai. Bạn phải dành thời gian cống hiến để nghiên cứu và lao động thay vì hình thức và lạc thú, đó là cách để trở nên hữu dụng, và nhờ vậy, có được hạnh phúc.

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về câu nói này.

Xem thêm:
0