CV xin việc bằng tiếng Việt dành cho người mới tốt nghiệp
Viết CV xin việc bằng tiếng Việt hay tiếng Anh đôi khi cũng là một việc không hề dễ dàng nhất là đối với những bạn mới tốt nghiệp ra trường, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách viết , một trong những giấy tờ quan trọng trong quá trình xin việc của bạn. ...
CV là gì? Tại sao đi xin việc lại cần CV? Làm thế nào để viết CV xin việc bằng tiếng Việt tốt? là những câu hỏi được đặt ra cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp khi bước đầu xin việc tại các công ty. Có thể nói, CV xin việc là một thứ đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư phần nào đánh giá được ứng viên nên các ứng viên cần phải viết CV ấn tượng.
CV tạo được ấn tượng tốt cho các nhà tuyển dụng thì CV xin việc đó cần phải đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Khi nhà tuyển dụng đánh giá bạn thông qua bản CV xin việc mà bạn gửi thấy được bạn phù hợp với vị trí đang tuyển, họ sẽ không ngại ngần gọi bạn để hẹn lịch phỏng vấn và tuyển dụng bạn. Do đó, khi viết CV xin việc, nhất là viết CV xin việc bằng tiếng Việt dành cho người mới tốt nghiệp thì các ứng viên cần phải tìm hiểu xem nhà tuyển dụng là ai và họ cần gì cũng như tìm ứng viên như thế nào.
, mẫu CV xin việc online
Hướng dẫn viết
Dựa vào mẫu CV xin việc ấn tượng, bạn có thể tạo dựng với những ý sau, thông tin chính sau:
1. Lý lịch trích ngang/ thông tin cá nhân
Ở phần Lý lịch trích ngang trong mẫu CV cho sinh viên mới ra trường thì ứng viên cần liệt kê các thông tin như: họ và tên, ngày sinh, email, địa chỉ, số điện thoại.
Lưu ý: Trong CV, bạn nên viết mail tử tế bởi thông qua email không nghiêm túc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không tôn trọng họ nên thay vì viết email "chinhchoehoa@gmail.com" thì bạn nên viết "tranan@gmail.com".
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, bạn chỉ cần viết ngắn gọn trong khoảng 150 - 200 từ và đề cập được miêu tiêu của cá nhân trong ngắn hạn dài hạn, việc tạo ra lợi ích cho công ty, doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.
Chẳng hạn, mục tiêu nghề nghiệp kế toán: Tôi mong muốn hoàn thiện được các kỹ năng, phần mềm kế toán và mục tiêu trong 2 tới 3 năm tới là trở thành trưởng phòng kế toán, tạo ra hệ thống kế toán hữu ích nhất cho doanh nghiệp.
3. Trình độ học vấn
Trong mẫu CV xin việc hoàn chỉnh thì phần trình độ học vấn, bạn chỉ cần liệt kê được năm học, trường học, đạt loại gì và các chứng chỉ đạt được trong quá trình học.
4. Kinh nghiệm làm việc
Đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp thì trong , bạn có thể nêu ra những kinh nghiệm hoạt động công tác đoàn, trường, làm partime với những mốc thời gian cụ thể, bên cạnh đó là những lời khen, chứng chỉ khi làm việc đó để nhà tuyển dụng đánh giá nhiều hơn về bản thân bạn cũng như kỹ năng làm việc của bạn.
5. Kỹ năng làm việc
Ở trong CV xin việc bằng tiếng Việt, CV xin việc bằng tiếng Anh dành cho người mới tốt nghiệp, bạn nên liệt kê các kỹ năng làm việc liên quan tới công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
6. Sở thích
Bạn nhớ cho sở thích vào trong CV của mình nhé. Bởi khi CV có phần sở thích, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được con người bạn, xem bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển không.
Các lưu ý khi viết
Nhà tuyển dụng đánh giá tốt về bạn và cảm thấy bạn phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần thì bạn nên tránh mắc phải các lỗi sau:
- Viết sai lỗi chính tả
- Viết không trung thực
- Sử dụng nhiều phông chữ
- Không nói đến các kỹ năng mà doanh nghiệp, công ty tuyên dụng yêu cầu
- Nói nhiều đến những thành tích không liên quan đến vị trí ứng tuyên
http://thuthuat.taimienphi.vn/cv-xin-viec-bang-tieng-viet-danh-cho-nguoi-moi-tot-nghiep-31984n.aspx
, người đã có kinh nghiệm là thứ đóng vai trò, giúp ứng viên ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ CV xin việc, hồ sơ thì bạn nên tham khảo thêm gửi CV qua email cần những gì? kinh nghiệm gửi CV xin việc online để biết cách gửi mail xin việc, tạo ra ấn tượng và thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.