Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại những hậu quả đối với nước Mĩ: – Kinh tế: nền kinh tế bị phá huỷ một cách nghiêm trọng (SGK). – Chính trị: nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ. – Xã hội: mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội ...
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại những hậu quả đối với nước Mĩ:
– Kinh tế: nền kinh tế bị phá huỷ một cách nghiêm trọng (SGK).
– Chính trị: nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ.
– Xã hội: mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều bị ảnh hưởng (SGK), phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ.
– Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Ooc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.
Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.