07/02/2018, 16:54

Cúng ông Táo 23 tháng Chạp ở đâu và cúng vào giờ nào ngày nào chính xác nhất?

để có một ngày lễ cúng diễn ra trọn vẹn ý nghĩa nhất. Theo quan niệm lâu đời của người Việt, cứ đến ngày 23 âm lịch hằng năm, các Táo sẽ về trời báo công với Ngọc Hoàng thiên đình, vì vậy mà nhà nào cũng phải cúng tiễn Táo Quân về chầu trời theo tâm linh tín ngưỡng riêng nhưng cũng phải chú ý ...

để có một ngày lễ cúng diễn ra trọn vẹn ý nghĩa nhất. Theo quan niệm lâu đời của người Việt, cứ đến ngày 23 âm lịch hằng năm, các Táo sẽ về trời báo công với Ngọc Hoàng thiên đình, vì vậy mà nhà nào cũng phải cúng tiễn Táo Quân về chầu trời theo tâm linh tín ngưỡng riêng nhưng cũng phải chú ý tới một vài vấn đề quan trọng để tránh phạm phải điều cấm kỵ không hay, làm ảnh hưởng tới lời cầu khẩn. Có nhiều người thực hiện nghi thức cúng theo đúng tập tục nhưng vẫn còn mơ hồ về các quy trình trong lễ cúng.

    Bài Viết Cùng Chủ Đề

Hãy cùng zaidap.com chúng tôi tìm hiểu thêm những lưu ý về lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp ngay bây giờ nhé!

Lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp ở đâu và nên cúng vào giờ nào ngày nào là chuẩn chính xác nhất?

Cúng ông Táo ở đâu?

Theo truyền thống bao đời nay, Táo quân là vị thần cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình, vì vậy bàn thờ ông Táo đặt trong bếp, có thể đặt phía trên bếp hoặc bên cạnh bếp, theo đó, mâm lễ cúng ông Táo cũng sẽ được đặt trong bếp. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt ở gian bếp và một mâm khác ở ban thờ gia tiên.

Việc cúng ở bàn thờ gia tiên hay trong bếp nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình, về cơ bản vẫn mang tính chất tham khảo, quan trong vẫn là sự thành tâm.

Thời gian cúng ông Táo là khi nào?

Lễ cúng ông Táo cần phải tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, trước khi ông Táo bay về trời. Tuy điều kiện thời gian, gia đình có thể lựa chọn cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Trước khi cúng thì gia chủ khấn theo bài khấn, hương cháy 2/3 thì đưa vàng mã ra hóa, đổ 3 chén rượu vào tro, đưa cá chép ra hồ phóng sinh.

Lễ vật cúng ông Táo gồm những gì?

Lễ vật cúng ông Táo bao gồm: 3 chiếc mũ ông Táo trong đó có 2 mũ Táo ông và 1 mũ Táo bà. 2 chiếc mũ cho Táo ông thì có 2 cánh chuồn còn mũ cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Ngoài ra lễ vật còn bao gồm: ba bộ áo, hài cùng tiền vàng, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hài sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó sẽ lập bài vị mới cho Táo quân. Ngoài ra, người Việt còn cúng cá chép để các vị Táo làm phương tiện chầu trời, tuy nhiên còn tùy theo mỗi vùng miền mà những lễ vật cúng ông Táo cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn:

  • Ở miền Bắc: người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá chép hóa rồng” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được phóng sinh sau khi cúng.
  • Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
  • Miền Nam thì lễ vật đơn giản hơn, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.

Ngoài các lễ vật chính nói trên, tùy vào hoàn cảnh, phong tục mỗi gia đình mà người ta làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Sau khi nắm rõ được những vấn đề cần lưu ý trong ngày lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp, mong rằng các gia đình sẽ thêm hiểu biết, thêm kinh nghiệm để chuẩn bị thật tốt cho ngày cúng vái theo phong tục truyền thống tốt đẹp này của người Việt. Cúng Táo Quân là để cầu mong một năm mới an lạc, vui vẻ, may mắn và thịnh vượng hơn, cầu mong thần bếp tiếp tục giữ lửa cho căn nhà luôn bình an ấm áp, vì vậy bạn đừng bỏ qua tập tục thờ cúng ngày rằm trước tết đặc biệt ý nghĩa này nha. Xoso86.net chúc bạn xem tin vui!


Có thể bạn quan tâm
0