25/05/2018, 17:22

Cúc Indo

Cây hoa cúc Indo Đặc điểm cây hoa Cúc Inđô : Cúc inđô là cây thân thảo cao khoảng 20 cm, là loại cây hàng niên Nhánh cây phân bố đồng đều giống như những chiếc dù với những bông nhỏ rất đẹp.Thích hợp cho trồng luống, chậu treo, hoặc trồng chung với các loại hoa khác. ...

Cây hoa cúc Indo

Đặc điểm cây hoa Cúc Inđô: Cúc inđô là cây thân thảo cao khoảng 20 cm, là loại cây hàng niên
Nhánh cây phân bố đồng đều giống như những chiếc dù với những bông nhỏ rất đẹp.Thích hợp cho trồng luống, chậu treo, hoặc trồng chung với các loại hoa khác.

1. Giống

Sử dụng các giống cúc mới được chọn tạo , được nhập nội từ Đài loan , Hà Lan , Nhật Bản phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng gồm cúc cành ( có nhiều bông ) và cúc đơn ( cây chỉ 1 bông ) như: Vàng Đài Loan , vàng hè , HL1 , CN42 , CN43 , CN93 , CN98... Với cây con khi đem trồng phải cao 5-6cm , có 6-10 lá ( nuôi cấy mô ); cây giâm cành phải cao 7-8cm , có 6-8 lá. Cây giống phải đồng đều , không bị nhiễm các loại bệnh và mang đầy đủ các đặc trưng của giống.

2. Làm đất trồng:

Đất được cày sâu , phơi ải và bừa kỹ , lên luống cao 20-30cm , bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm tơi xốp , cải tạo được thành phần của đất , giúp cho cây bền lâu , chất lượng hoa tốt hơn.

3. Thời vụ trồng:

- Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3 , 4 , 5 để có hoa vào tháng 6 , 7 , 8.
- Vụ Thu: Trồng tháng 5 , 6 , 7 để có hoa bán vào tháng 9 , 10 , 11.
- Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8 , 9 để có hoa bán vào tháng 12 , 1.
- Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10 , 11 để có hoa bán vào tháng 2 , 3.
Mật độ , khoảng cách trồng: Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: Vàng Đài Loan , vàng hè , CN42 , CN43 nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành ( nhiều bông/cành ) nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha.

4. Phân bón:

- Khối lượng ( tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục , 10 kg urê , 30 kg supe lân , 10 kg Kali clorua , 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.
- Cách bón: Bón lót tất cả phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây , giữa 2 hàng cây để rắc phân và kết hợp với xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh , phun sương...

5. Chăm sóc:

Thương xuyên làm cỏ cho cây. Việc chăm bón chỉ nên tiến hành khi cây còn nhỏ , khi cây đã lớn cần hạn chế việc chăm bón cho cây. Với cúc đơn để 1 bông phải cắt tỉa cành, bấm nụ phụ , còn các bông để chùm thì tỉa bớt cành tăm và ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển đồng đều.

6. Tưới nước:

Cần tưới nước đủ ẩm thường xuyên đặc biệt là giai đoạn cây bắt đầu bén rễ cho đến khi ra hoa.

7. Các biện pháp kỹ thuật đặc biệt khi trồng hoa cúc trái vụ:

- Xử lí ánh sáng ngày ngắn để thúc đẩy quá trình phần hóa mầm hoa và ra hoa bằng cách mỗi ngày che nắng 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày. Công việc che sáng được tiến hành liên tục trong 15 ngày , cúc sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa theo ý muốn.
– Dùng bóng điện loại 100W treo cách ngọn cây hoa cúc khoảng 50-60cm (thay đổi chiều cao dây treo bóng theo độ lớn của cây ) với mật độ 1 bóng/10m2. Hàng ngày chiếu sáng bổ sung từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng , chiếu sáng liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ làm cho cây không phân hóa được mầm hoa và nở sớm.

8. Thu hái hoa:

- Xử lí trước khi thu hái: Trước thu hoạch 7-10 ngày nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây: 30 kg P205 + 30 kg K20 cho 1ha , đồng thời phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh.
- Kỹ thuật cắt hoa: Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao , kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm.
- Đóng hộp hoặc thùng để đem đi tiêu thụ: xử li hoa trước khi đóng thùng bằng cách nhúng gốc cành vào dung dịch STS ( Silver thiosulphate ) 1% cho hoa được tươi lâu , bảo quản được trên đường vận chuyển đi tiêu thụ. Xếp các bó hoa vào thùng carton hoặc hộp xốp với kích thước 120 cm x 60 cm x 60 cm. Mỗi thùng xếp 15 bó ( 1.200 cành ) .

Sâu bệnh hại cây cúc Indo

Cây hay bị muội đen , hoặc bệnh phấn trắng , một phần do cây có nhu cầu dinh dưỡng cao , do trồng trong chậu đất ít và không được chăm sóc  tốt như trồng trên đất vườn , nên cây yếu , khả năng kháng bệnh kém. Mặt khác do cúc indo nhu cầu nước nhiều nhưng lại phải thoát nước , tưới nhiều sũng bộ rễ thì thối rễ , ít tưới thì khô lá , hỏng chồi làm ảnh hưởng  tới hoa và khô cây. Cúc indo rất khó sử dụng phân bón lá , nếu bón chỉ bón vơi hàm lượng rất nhẹ khoảng 1/5 so vơi hướng dẫn  của nhà sản xuất không sẽ cháy lá. 

0