Củ ấu tàu là gì, ăn ấu tẩu có bị ngộ độc không ?
là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm, bởi được biết rằng đây là củ giàu giá trị dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng việc ăn củ ấu tẩu liệu có bị ngộ độc không, có tốt cho sức khỏe như mong đợi ...
là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm, bởi được biết rằng đây là củ giàu giá trị dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên, nhiều người lại lo lắng việc ăn củ ấu tẩu liệu có bị ngộ độc không, có tốt cho sức khỏe như mong đợi không? Hãy đến với bài viết dưới đây để cùng giải đáp vấn đề nhé!
Hệ thống chữa cháy bằng bọt foam
Củ ấu tàu là gì?
Củ ấu tàu hay còn có tên gọi khác là củ ấu tẩu, gấu tàu, thảo ô, co ú tàu,…là một loại củ được đứng vào vị trí 4 vị thuốc quý ( sâm, nhung, quế, phụ) sau khi đã được bào chế cẩn thận. Trong dược thư Việt Nam, củ nhỏ được gọi là phụ tử, còn củ lớn được gọi là ô đầu. Phụ tử có độc tính kém hơn ô đầu.
Ấu tàu mọc trên cạn và chỉ có ở vùng núi cao. Lá tựa như lá ngải cứu, chia thành ba thuỳ, có răng cưa ở nửa trên. Rễ củ hình nón, mọc thành chuỗi, có củ cái, củ con. Dưới thân cây, rễ cái phình thành củ giống như củ đậu, gọi là củ mẹ. Cạnh cổ rễ cái, mọc ra những củ con. Trên đầu củ con có một búp mang lá ngầm. Sau khi cây nở hoa, củ mẹ sẽ héo và tiêu dần. Củ mẹ thường nhẹ, rỗng, ở giữa màu xám; củ con thì nặng, chắc hơn và lõi màu vàng.
Ở Việt Nam củ ấu tàu thường mọc hoang ở các vùng núi cao biến giới phía bắc, bao gồm các tỉnh như Tuyên Quang, Lào Cai, Nghĩa Lộ, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn. Cây thường được thu hái vào mùa giữa hay cuối mùa xuân. Nếu để qua mùa thì củ sẽ teo lại và xốp. Trong đông y, cây được thu hái về, cắt bỏ rễ con rửa sạch và phơi khô.
Củ ấu tàu có tác dụng gì không?
Trong đông y, củ ấu tàu tươi thái nhỏ, ngâm rượu hoặc giã nát, nghiền mịn, tẩm rượu bôi vào chỗ đau (dùng xoa bóp bên ngoài để giảm đau, trị nhức mỏi chân tay) nhưng không dùng khi có vết thương hở, không được uống. Đặc biệt phụ nữ có thai không được dùng.
Với ấu tàu, sau khi chế biến thì giảm độc (xếp vào bảng độc B) và được xem là một trong 4 vị thuốc quý của đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng để thành vị thuốc quý, người ta phải ngâm ấu tàu trong một dung dịch hỗn hợp gồm nước, muối ăn và magiê clorua (MgCl2) trong 10 ngày rồi vớt ra đem phơi, tối lại đem ngâm thêm 5 – 6 ngày. Sau đó phơi khô sẽ được vị thuốc diêm phụ (tức phụ tử muối, sinh phụ tử).
Củ ấu tàu có tác dụng hồi dương cứu nghịch, bổ hỏa, trợ dương, trục phong hàn, trừ thấp khí, dùng chữa ra nhiều mồ hôi, trụy mạch, chân tay tê bại do phong hàn thấp, dương hư sợ lạnh, ngực bụng lạnh đau, thận dương suy, tả lụy lâu ngày, thủy thũng. Những người bị tình trạng âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không nên dùng.
Cách dùng:
– Cồn xoa bóp, lọ 30ml, xoa bóp tại chỗ khi đau nhức các khớp xương sưng đau khi ngã (không dùng cho các vết thương hở).
– Trấn kinh hoàn chuyên trị các chứng bệnh trúng gió phát kinh, co giật méo mồm, chân tay lạnh run ở trẻ em.
– Liều thường dùng là 3-4g, sắc uống hay ngâm rượu.
Ăn ấu tẩu có bị ngộ độc không ?
Củ ấu tẩu là cây thuốc có độc, tất cả các phần của cây đều chứa chất gây độc, nhiều nhất là ở củ. Củ ấu tàu rất độc, lượng độc của củ ấu tẩu có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch máu, đông máu và chết. Thành phần hóa học của ấu tàu chủ yếu là aconitin, có độc tính cao, thuộc loại thuốc độc bảng A. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần một liều 0,02 – 0,05 mg cho 1 kg thể trọng là có thể gây chết người. Do cực độc nên trước đây một số người đã dùng nước của loại củ này tẩm vào đầu mũi tên khi săn thú rừng, kể cả voi.
Ấu tẩu thường chỉ dùng làm thuốc uống khi đã qua chế biến cẩn thận và được dùng với liều nhỏ, có sự chỉ định và theo dõi thận trọng của thầy thuốc. Có nhiều người lầm tưởng đây là một vị thuốc bổ, tự uống quá liều nên đã xảy ra một số vụ ngộ độc, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân là do thành phần hóa học chính trong ấu tẩu là aconitin, chiếm 90%. Aconitin nguyên chất là một chất độc mạnh. Với liều 1mg có thể gây ngộ độc nặng, liều 2 – 3mg đủ gây tử vong một người trưởng thành. Bệnh nhân ngộ độc aconitin lúc đầu cảm thấy bần thần với triệu chứng tê lưỡi, tê các ngón tay, ngón chân, tay chân lạnh buốt rồi không đứng được, cảm giác khuỵu xuống, hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, nói khó, chảy nước dãi, tiêu chảy, buồn nôn, ngực tức, da lạnh, tim đập nhanh…
Hi vọng với bài viết: giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại cây này để có cách sử dụng an toàn, hiệu quả, không gây nguy hiểm đến tính mạng.