Côn trùng <i>“gọi điện thoại”</i> cho nhau qua lá cây
Nhà sinh thái học người Hà Lan Roxina Soler và các đồng nghiệp của cô đã khám phá ra rằng các côn trùng ăn cỏ sống ở dưới mặt đất và trên mặt đất có thể giao thiệp với nhau bằng cách sử dụng thực vật như những chiếc điện thoại. Hình minh họa sự truyền đạt ...
Nhà sinh thái học người Hà Lan Roxina Soler và các đồng nghiệp của cô đã khám phá ra rằng các côn trùng ăn cỏ sống ở dưới mặt đất và trên mặt đất có thể giao thiệp với nhau bằng cách sử dụng thực vật như những chiếc điện thoại.
Hình minh họa sự truyền đạt giữa những loài côn trùng ăn cỏ sống trên mặt đất và sống ở dưới mặt đất. (Ảnh: Tổ chức nghiên cứu khoa học Hà Lan) |
Những con côn trùng sống dưới mặt đất phát ra những tín hiệu cảnh báo thông qua lá của cây. Bằng cách này, những con côn trùng sống ở trên mặt đất sẽ được cảnh báo rằng cây đó đã “bị chiếm giữ”.
Những con côn trùng ăn lá sống trên mặt đất thích những loại cây chưa bị những con côn trùng ăn rễ cây sống ở dưới mặt đất chiếm giữ hơn. Côn trùng sống dưới mặt đất sẽ phát ra những tín hiệu hóa học thông qua lá của cây để cảnh báo cho côn trùng sống trên mặt đất về sự hiện diện của chúng. Việc truyền thông tin này sẽ giúp cho những loài côn trùng bị tách biệt nhau về không gian có thể tránh được nhau để mà chúng có thể không chủ tâm cạnh tranh nhau cùng một cái cây.
Trong những năm gần đây người ta đã khám phá ra rằng các loại côn trùng sống trên mặt đất khác nhau phát triển chậm nếu chúng ăn cùng loại cây mà những “cư dân” dưới mặt đất cũng lấy làm thức ăn và ngược lại. Dường như có một cơ chế phát triển thông qua sự chọn lọc tự nhiên giúp cho côn trùng sống trên mặt đất và côn trùng sống dưới mặt đất phát hiện ra nhau. Điều này sẽ tránh được sự cạnh tranh không cần thiết.
Đường dây điện thoại xanh
Thông qua “những đường dây điện thoại xanh”, côn trùng sống dưới mặt đất còn có thể truyền đạt thông tin với loài thứ ba, điển hình như kẻ thù tự nhiên là những con sâu bướm. Ong bắp cày sống kí sinh sẽ đẻ trứng trong những con côn trùng sống ở trên mặt đất. Ong bắp cày cũng hưởng lợi từ những tín hiệu linh động phát ra từ lá cây do những tín hiệu này cho chúng biết địa điểm chúng có thể tìm kiếm một vật chủ tốt để chúng đẻ trứng kí sinh. Sự giao thiệp giữa côn trùng sống trên mặt đất và sống dưới mặt đất không chỉ được nghiên cứu ở một vài hệ thống. Người ta vẫn chưa biết rõ về việc hiện tượng này lan rộng như thế nào.
Nghiên cứu được tiến hành thực hiện tại Viện sinh thái Hà Lan (NIOO-KNAW) dưới sự tham gia của Roxina Soler, Jeffrey Harvey, Martijn Bezemer, Wim van der Putten và Louise Vet. Đây cũng là một nghiên cứu thuộc dự án tiến sĩ được Cuộc thi tự do của trung tâm nghiên cứu NWO Earth and Life Sciences tài trợ.