28/02/2018, 14:02

Có thể gấp đôi một tờ giấy 7 lần liên tiếp mà không dùng đến máy nén thủy lực?

Có bao giờ bạn thử gấp đôi một tờ giấy và nghĩ đó là điều quá dễ dàng? Nhưng hãy bình tĩnh, nếu là gấp đôi mảnh giấy 7 lần liên tiếp, bạn sẽ cần đến một máy nén thủy lực. Đó là điều được thực hiện trong một video trên kênh Youtube Hydraulic Press Channel. Một tờ giấy khổ A3 đã được liên tục ...

Có bao giờ bạn thử gấp đôi một tờ giấy và nghĩ đó là điều quá dễ dàng? Nhưng hãy bình tĩnh, nếu là gấp đôi mảnh giấy 7 lần liên tiếp, bạn sẽ cần đến một máy nén thủy lực.

Đó là điều được thực hiện trong một video trên kênh Youtube Hydraulic Press Channel. Một tờ giấy khổ A3 đã được liên tục gấp đôi đến 6 lần bởi máy nén thủy lực. Ở lần thứ 7, tờ giấy phát nổ và biến thành một miếng vỡ như nhựa cứng. Thật khó có thể tưởng tượng nổi một tờ giấy có thể phát nổ như vậy, nếu không tận mắt xem thí nghiệm này.


Gấp một tờ giấy 7 lần, bạn sẽ cần đến máy nén thủy lực.

Câu hỏi đặt ra là tại sao việc gấp đôi một mảnh giấy như vậy lại nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta?

Bạn cứ thử mà xem, giới hạn để gấp đôi liên tiếp một mảnh giấy bình thường chỉ là 8 lần. Nếu có thể thực hiện điều này 23 lần, tờ giấy đã dày tới 1 km. Và có tin nổi không, nếu con số là 42, bạn sẽ có một chiếc thang nối từ Trái Đất lên Mặt Trăng.

Tất cả đến từ một khái niệm trong toán học gọi là cấp số nhân. Bởi mỗi lần gấp đôi tờ giấy, bạn tăng chiều dày của nó lên gấp 2 lần. Cứ thử chọn một tờ giấy có độ dày 1 phần 10 mm. Lần gấp đầu tiên bạn đạt độ dày 0,2 mm. Lần thứ 3 nó dày bằng một móng tay.

Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu tăng lên một cách nhanh chóng. Lần thứ 7, bạn đã có một mảnh giấy dày hơn 128 lần, bằng một chiếc laptop. Lần thứ 12, nó cao bằng một chiếc ghế. Lần thứ 17, cao bằng một tòa nhà 2 tầng.

Gấp đôi một tờ giấy 42 lần liên tiếp, độ dày của nó đã vươn tới Mặt Trăng.
Gấp đôi một tờ giấy 42 lần liên tiếp, độ dày của nó đã vươn tới Mặt Trăng.


Gấp giấy có thể đưa bạn đến Mặt Trăng như thế nào.

Và cứ sau đó, mỗi lần độ dày lại được gấp đôi lên. Chẳng mấy đến lần gấp thứ 42, bạn có một vật thể nối Trái Đất với Mặt Trăng. Lần thứ 43, bạn có thể bẻ đôi nó và nối lại từ Mặt Trăng về Trái Đất. Có thể nói toán học thật là tuyệt diệu.

Trở lại với thí nghiệm, còn một điều thú vị nữa: Tại sao tờ giấy phát nổ?

Trên thực tế, mỗi lần độ dày tăng gấp đôi, tờ giấy yêu cầu một áp lực tăng theo đó để ép chặt mép của chúng. Đến lần gấp thứ 8, độ lớn áp lực đã đủ lớn để bẻ gãy cả nếp gấp. Nếp gấp sụp đổ giống như bạn bẻ gãy một miếng nhựa, nó tạo ra tiếng động.


Thử nghiệm gấp tờ giấy rộng bằng sân bóng.

Trong một thí nghiệm trước đó, một nhóm khác đã cố gắng gấp một tờ giấy khổng lồ tới 11 lần, với sự trợ giúp của một chiếc xe lu. Không có một tiếng nổ nào được tạo ra trong trường hợp này. Vì vậy, tiếng nổ của tờ giấy được gán trách nhiệm cho lực tác động từ máy nén thủy lực làm nếp gấp cứng bị gãy. Không phải bạn cứ gấp những tờ giấy 7 lần là có thể tạo ra một viên pháo nhỏ.

0