Có thể bạn chưa biết: Cơ thể chúng ta có đến hai bộ não!
Thậm chí bộ não thứ hai còn có những "cảm xúc" của riêng mình. Hệ thống đường ruột thực sự có “tâm trí” riêng của chính mình. Trong hộp sọ của chúng ta, ngoài phần chất xám ra, còn có “bộ não thứ hai” dành cho đường tiêu hóa. Các nhà khoa học đã ghi chép lại về một loại ...
Thậm chí bộ não thứ hai còn có những "cảm xúc" của riêng mình.
Hệ thống đường ruột thực sự có “tâm trí” riêng của chính mình. Trong hộp sọ của chúng ta, ngoài phần chất xám ra, còn có “bộ não thứ hai” dành cho đường tiêu hóa. Các nhà khoa học đã ghi chép lại về một loại mô hình nơron thần kinh hoàn toàn mới và các ảnh hưởng trực tiếp của nó lên đường ruột.
"Bộ não thứ hai" được khoa học gọi là hệ thần kinh giao cảm. Về cơ bản nó là một mạng lưới phức tạp vòng quanh đường tiêu hóa, với khoảng 400 triệu tế bào thần kinh, hàng chục loại chất dẫn truyền thần kinh khác nhau, đóng vai trò làm tín hiệu dẫn truyền hóa học. Đây là hệ thống thần kinh ngoại vi có số lượng nơron lớn nhất nằm ngoài não. Nó có thể hoạt động gần như độc lập với hệ thần kinh trung ương của não bộ. Mặc dù hệ thống thần kinh giao cảm có đường nối tiếp với "bộ não chính" là dây thần kinh số 10, nhưng kể cả bạn có cắt đứt dây 10 này đi chăng nữa thì hệ thống thần kinh giao cảm vẫn sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.
Hệ thống thần kinh giao cảm không tham gia và không ảnh hưởng đến ý thức của con người. Nó sẽ không điều khiển việc bạn sẽ chọn ăn gì trong bữa sáng, trưa và tối. Công việc chính của nó là điều tiết, kiểm soát hoạt động của hệ tiêu hóa.
Một bài báo đăng trên tạp chí JNeurosci cho thấy các nhà khoa học Úc đã có bước nhảy vọt trong việc xây dựng mẫu phản ứng của tế bào thần kinh ở chuột, một mô hình chưa từng xuất hiện trước đây.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh về hình dạng kỳ lạ của sóng thần kinh thực sự “nhịp nhàng” với sự co bóp của ruột. Kết quả là phân được đẩy qua ruột già và ra ngoài. Phát hiện mới được mô tả là một "mô hình hoạt động thần kinh chưa từng được biết trước đây".
Họ cho biết: “Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm có khả năng tác động đồng thời lên cả chiều dài không tưởng của ruột, cùng một lúc.”
Tóm lại, "bộ não thứ hai" vẫn còn chứa nhiều bí ẩn. Càng nhiều nhà khoa học tìm hiểu về nó, nó càng phức tạp và hấp dẫn hơn. Đã có những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hệ thần kinh giao cảm lên trạng thái và cảm xúc của con người. Hơn 90% serotonin của cơ thể, chất dẫn truyền thần kinh cho “cảm xúc thăng hoa”, được sản xuất tại ruột. Điều thú vị hơn cả là bằng chứng cho thấy hệ thần kinh giao cảm thực sự phát triển trước cả bộ não và hệ thống thần kinh trung ương trong bào thai.