"Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó" - Ngữ Văn 12
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Em hiểu thế nào về lời dạy trên. ...
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Em hiểu thế nào về lời dạy trên.
Dàn ý
I. Mở bài
- Một số thanh niên học sinh thường cố đạt mục đích duy nhất học hành cho thành tài, coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức. Lại có người học chưa tốt không chịu cố gắng học tập, rèn luyện tài năng để sau này có thể phục vụ tốt cho xã hội.
- Để khuyên học sinh chú trọng trau dồi cả đức lẫn tài, Bác Hổ đã căn dặn:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”.
- Thế nào là tài, thế nào là đức, tại sao thanh niên phải có cả tài lẫn đức
II. Thân bài
1. Giải nghĩa từ ngữ
a) Có tài
- Có kiến thức, kinh nghiệm, năng lực hoàn thành công việc của mình hiệu quả cao.
- Giải quyết mọi vấn đề với kết quả tốt nhờ có phương pháp hữu hiệu sáng tạo.
b) Có đức
- Có đạo đức tác phong tốt có ý thức làm chủ, dũng cảm, trung thực mọi người.
- Kính trên, nhường dưới, thương yêu, hết lòng giúp đỡ mọi người tận tụy phục vụ nhân dân...
2. Nội dung ý nghĩa câu nói
a) Có tài mà không có đức là người vô dụng
- Có tài mà không đem tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội thi khả năng đó chẳng ích lợi gì.
- Nếu có tài mà hành động trái đạo đức thì chẳng những vô ích mà còn có hại, bởi tài cao mà không có đạo đức thì càng nguy hại cho xã hội.
- Dẫn chứng: một học sinh giỏi nhưng vô kỉ luật, đạo đức kém, một quản lí có tài nhưng tham ô, một nhà bác học đem khoa học phục vụ mục đích xấu xa.
b) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
- Chính tài năng giúp ta hoàn thành công việc. Nếu chỉ có đạo đức, dù mục đích tốt và tận lực làm, cũng khó làm nên.
- Hữu đức nhưng vô tài thì việc không những không thành mà còn gây tai hại… Đó là một hình thức của bệnh duy ý chí.
- Dẫn chứng: một học sinh hạnh kiểm tốt nhưng học hành yếu kém, một quản lí có nhiệt tình nhưng trình độ văn hoá, chuyên môn yếu kém thì sẽ sai lầm dẫn đến thất bại.
Mối quan hệ giữa tài và đức
- Có đạo đức, có tài năng mới trở thành con người toàn diện.
- Đức thể hiện qua thái độ hành động đúng, mục đích hành động tốt. Tài thể hiện qua thành quả công việc cao.
III. Kết bài
- Thanh niên học sinh cần trau dồi cả đức lẫn tài để trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
soanbailop6.com