Cơ quan thuế có được xử lý vi phạm chế độ kế toán không?
Cơ quan thuế có được xử ký vi phạm chế độ kế toán không? Rất nhiều kế toán lo lắng khi cơ quan thuế kiểm tra thuế tại đơn vị sẽ phạt đơn vị vì những sai sót trong hạch toán kế toán. Theo quy định của Luật kế toán, những cơ quan nào được phép xử lý, phạt vi phạm chế độ kế toán. Kế toán thuế ...
Rất nhiều kế toán lo lắng khi cơ quan thuế kiểm tra thuế tại đơn vị sẽ phạt đơn vị vì những sai sót trong hạch toán kế toán. Theo quy định của Luật kế toán, những cơ quan nào được phép xử lý, phạt vi phạm chế độ kế toán. Kế toán thuế Centax xin chia sẻ với các bạn vấn đề này qua bài viết:
1. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ kế toán
1.1 Các cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chế độ kế toán
Căn cứ Điều 54 Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:
Điều 54. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:
“Người có thẩm quyền lập biên bản hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định tại Điều 55, Điều 56 của Nghị định này;
2. Công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, sĩ quan quân đội nhân dân được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế toán; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, hoạt động nghề nghiệp kiểm toán khi đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.”
1.2 Các cơ quan và mức phạt vi phạm hành chính chế độ kế toán
Căn cứ Điều 55 Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:
Điều 55. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra tài chính
“1. Thanh tra viên tài chính các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm hành chính;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này”.
2.
Tại Công văn số 4717/TCT-TTr V/v xử lý vi phạm về chế độ kế toán của Tổng cục thuế có hướng dẫn cụ thể như sau:
“…công chức Thuế khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (theo quyết định thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế) phát hiện người nộp thuế vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì thực hiện lập biên bản về việc vi phạm chế độ kế toán và chuyển cơ quan tài chính để kiến nghị xử lý vi phạm quy định tại Điều 54, Điều 55 Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ.”
Theo quy định trên, khi doanh nghiệp có những vi phạm hành chính về chế độ kế toán, khi kiểm tra tại doanh nghiệp, cán bộ thuế phát hiện, sẽ lập biên bản ghi nhận sự việc và chuyern cho cơ quan tài chính địa phương để xử lý vi phạm
Mời các bạn tham khảo Công văn 4717/TCT-TTr
Mời các bạn tham khảo bài viết:
Xử lý hành vi sử dụng hóa đơn khi chưa làm thông báo phát hành.
Xử phạt hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng trên 10 lao động
Thay đổi mức phạt vi phạm hóa đơn áp dụng từ ngày 01/08/2016