Cơ cấu công nghiệp theo ngành
Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng. ...
Cơ cấu công nghiệp theo ngành
được thể hiện ở tỉ trọng.
- được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định.
Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:
Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt-may, công nghiệp hóa chất-phân bón-cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí-điện tử….
Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Hình 26.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị phân theo 3 nhóm ngành (%)
-Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu sau đây:
+Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.
+Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
+Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.