03/06/2017, 22:58
“Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ”. Anh (chị) suy nghĩ thế nào về ý kiến đó.
Sống trên đời này, ai cũng mong muốn được hoàn thiện mình, muốn cầu toàn nhưng mấy ai làm được. Khá nhiều những sai lầm khiến ta cứ mãi dấn thân vào mê muội rồi dẫn đến hỏng một đời người nếu không tìm ra lối thoát. “Rượu, Sự giận dữ, Tính kiêu ngạo: Chính là ba điều dễ làm hỏng một con người”. ...
Sống trên đời này, ai cũng mong muốn được hoàn thiện mình, muốn cầu toàn nhưng mấy ai làm được. Khá nhiều những sai lầm khiến ta cứ mãi dấn thân vào mê muội rồi dẫn đến hỏng một đời người nếu không tìm ra lối thoát. “Rượu, Sự giận dữ, Tính kiêu ngạo: Chính là ba điều dễ làm hỏng một con người”.
Trong Kinh Phật đã có dạy “tửu sắc” làm người ta trở nên sân si, dục vọng, luôn sống trong một giấc mơ không có thật. Rượu chỉ làm người ta quên đi mọi sự trong chốc lát nhưng khi tỉnh lại mọi sự lại vẫn cứ quay xung quanh mình. Cứ mãi tìm quên trong rượu chỉ làm thêm mất phương hướng sống. Hơn nữa, trong cơn say mấy ai tự chủ được mình. Đó là một chất kích thích dễ gây nghiện. Rượu, bia triền miên, sống trong cơn say, quên mình là ai, cần làm gì, phải làm gì, chỉ biết có rượu mà thôi. Và thường thì rượu là một trong các nguyên nhân gây ra mất an ninh xã hội, gia đình tan vỡ, gây gỗ vợ chồng…Nó chẳng phải linh dược kì diệu gì cho nên khi kìm chế được ta nên bỏ nó đi.
Điều thứ hai, ta dễ nhận thấy nhất. Sự giận dữ ấy! Sự giận dữ luôn đi kèm với nỗi ân hận. Như H.G.Bohn có câu nổi tiếng: “Sự giận dữ bắt đầu bằng những hành động xuẩn ngốc và kết thúc bằng nỗi ân hận”. Trong giận dữ, khó có thể kìm chế bản thân. Đôi lúc, chỉ vì một điều ta không vừa ý, ta bực bội rồi òa ra những thứ làm mất lòng mọi người. Cũng giống như “Hành động trong lúc giận dữ là tự làm đắm thuyền trong cơn giông bão”. Chính ta tự đẩy ta xuống hố sâu mà ta không hay. Sống giữa giận giữ và cái khó chịu, sợ hãi của mọi người có dễ chịu không? Và ta thường tìm lối thoát bằng cách chạy trốn nó. Sống trong giận dữ làm mất đi một phần lí trí, Lòng nhẫn nại, sự hòa hợp với mọi người. Nó tạo một lỗ hỏng lớn trong tinh thần. Người giận dữ thường làm mất đi con người thật của mình, để cho phần “con” lấn át sang phần “người”. Mất lí trí coi như hỏng một con người.
Và điều thứ ba ta không thể không nhắc đến: Tính kiêu ngạo. Bản tính kiêu ngạo có thể phát sinh từ lúc nhỏ, có thể hình thành trong lối sống. Bên cạnh sự thành công, tự mãn chình là sự kiêu căng. Sự tự kiêu có nghĩa là đắc chí với cái mình có mà người ta không có, mình tài giỏi hơn người khác. Nhưng thực chất trên đời này, không ai giỏi hơn ai hết, cái chính là ta phải biết kiên trì, siêng năng, nỗ lực, phải khiêm tốn, thật thà. Vì “khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ – tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Nhiều – ít không phải ở số lượng mà tự kiêu một lần sẽ tạo thói quen lâu dài làm ta tự đắc, tự mãn nhưng đó chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”, chỉ biết mình là nhất – một mộng tưởng làm mất chí phấn đấu trong cuộc sống, mà cuộc sống phải biết vươn lên, tìm tòi, học hỏi. Tự kiêu – một tính cách không tốt – một tương lai không bền.
Ba điều trên làm phá hoại “một tờ giấy trắng” mà có thể viết lên bao điều tốt đẹp. Hãy kịp thời xóa bỏ khi mọi thứ vẫn còn chưa “kết thúc”. “Người hạnh phúc nhất là người biết giận nhưng không bao giờ giận”, người sống tốt nhất là người biết khiêm tốn và người yêu đời nhất là người không biết uống rượu. Chỉ từng ấy thôi!
Không phải ai cũng hoàn thiện. Thật vậy, đã từng có lúc tôi tự kiêu, đã từng có lúc tôi bực giận, nóng nẩy nhưng đó chỉ là giải pháp nhất thời, tự mãn nhất thời. Đó không phải một tôi muốn mình như vậy hay một ai khác muốn hoàn thiện theo cách ấy. Sống là phải tự chủ, luôn tự chủ, không sa ngã vào ba điều trên mới là một cuộc sống cầu toàn.
Điều thứ hai, ta dễ nhận thấy nhất. Sự giận dữ ấy! Sự giận dữ luôn đi kèm với nỗi ân hận. Như H.G.Bohn có câu nổi tiếng: “Sự giận dữ bắt đầu bằng những hành động xuẩn ngốc và kết thúc bằng nỗi ân hận”. Trong giận dữ, khó có thể kìm chế bản thân. Đôi lúc, chỉ vì một điều ta không vừa ý, ta bực bội rồi òa ra những thứ làm mất lòng mọi người. Cũng giống như “Hành động trong lúc giận dữ là tự làm đắm thuyền trong cơn giông bão”. Chính ta tự đẩy ta xuống hố sâu mà ta không hay. Sống giữa giận giữ và cái khó chịu, sợ hãi của mọi người có dễ chịu không? Và ta thường tìm lối thoát bằng cách chạy trốn nó. Sống trong giận dữ làm mất đi một phần lí trí, Lòng nhẫn nại, sự hòa hợp với mọi người. Nó tạo một lỗ hỏng lớn trong tinh thần. Người giận dữ thường làm mất đi con người thật của mình, để cho phần “con” lấn át sang phần “người”. Mất lí trí coi như hỏng một con người.
Và điều thứ ba ta không thể không nhắc đến: Tính kiêu ngạo. Bản tính kiêu ngạo có thể phát sinh từ lúc nhỏ, có thể hình thành trong lối sống. Bên cạnh sự thành công, tự mãn chình là sự kiêu căng. Sự tự kiêu có nghĩa là đắc chí với cái mình có mà người ta không có, mình tài giỏi hơn người khác. Nhưng thực chất trên đời này, không ai giỏi hơn ai hết, cái chính là ta phải biết kiên trì, siêng năng, nỗ lực, phải khiêm tốn, thật thà. Vì “khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ – tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Nhiều – ít không phải ở số lượng mà tự kiêu một lần sẽ tạo thói quen lâu dài làm ta tự đắc, tự mãn nhưng đó chỉ là “ếch ngồi đáy giếng”, chỉ biết mình là nhất – một mộng tưởng làm mất chí phấn đấu trong cuộc sống, mà cuộc sống phải biết vươn lên, tìm tòi, học hỏi. Tự kiêu – một tính cách không tốt – một tương lai không bền.
Ba điều trên làm phá hoại “một tờ giấy trắng” mà có thể viết lên bao điều tốt đẹp. Hãy kịp thời xóa bỏ khi mọi thứ vẫn còn chưa “kết thúc”. “Người hạnh phúc nhất là người biết giận nhưng không bao giờ giận”, người sống tốt nhất là người biết khiêm tốn và người yêu đời nhất là người không biết uống rượu. Chỉ từng ấy thôi!
Không phải ai cũng hoàn thiện. Thật vậy, đã từng có lúc tôi tự kiêu, đã từng có lúc tôi bực giận, nóng nẩy nhưng đó chỉ là giải pháp nhất thời, tự mãn nhất thời. Đó không phải một tôi muốn mình như vậy hay một ai khác muốn hoàn thiện theo cách ấy. Sống là phải tự chủ, luôn tự chủ, không sa ngã vào ba điều trên mới là một cuộc sống cầu toàn.