28/05/2018, 16:03

Chuyển đổi định dạng ổ cứng MBR sang GPT không cần phần mềm

Trong bài viết trước thì mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách chuyển đổi MBR sang GPT sử dụng phần mềm Partition Winzard hoặc là AOMEI Partition rồi. Các bài viết đều rất chi tiết và dễ hiểu mà mình tin là sau khi đọc xong bạn có thể thực hiện được dễ dàng đúng không. Vâng, và trong ...

Trong bài viết trước thì mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách chuyển đổi MBR sang GPT sử dụng phần mềm Partition Winzard hoặc là AOMEI Partition rồi. Các bài viết đều rất chi tiết và dễ hiểu mà mình tin là sau khi đọc xong bạn có thể thực hiện được dễ dàng đúng không.


Vâng, và trong bài viết này mình sẽ chia sẻ thêm cho các bạn 1 thủ thuật cũng rất hay nữa đó là sử dụng công cụ MBR2GPT trong Windows 10 để tiến hành chuyển đổi giữa 2 định dạng này mà không cần bất cứ phần mềm nào khác để hỗ trợ.

Đọc thêm:

  • Hướng dẫn cách thiết lập, cài đặt chuẩn UEFI trong BIOS chuẩn nhất
  • Tạo USB Multiboot, Format định dạng NTFS vẫn boot được UEFI – GPT

Giới thiệu đôi chút về công cụ MBR2GPT.exe trong Windows 10

MBR2GPT.exe là một công cụ dòng lệnh được Microsoft tích hợp sẵn trong thư mục System32 của hệ điều hành. Với công cụ này bạn có thể dễ dàng chuyển đổi định dạng ổ đĩa cứng từ MBR (chuẩn Legacy) sang GPT (chuẩn UEFI) mà không cần phải cài lại win, và đương nhiên là hệ điều hành cũ sẽ vẫn được giữ nguyên.

Note: Bạn có thể sử dụng công cụ này trực tiếp trên Windows 10 hoặc là thông qua Win PêE (Windows Preinstallation Environment)

Nếu như phân vùng đang được mã hóa bởi BitLocker thì bạn hãy tạm thời bỏ tính năng mã hóa này trước khi thực hiện nhé.

Hướng dẫn chuyển đổi định dạng ổ cứng MBR sang GPT bằng công cụ MBR2GPT

Như mình đã nói bên trên, để sử dụng công cụ này thì chúng ta có thể chạy trực tiếp trên Windows hoặc là sử dụng thông qua Win PêE. Và sau đây là hướng dẫn chi tiết về 2 cách làm này:

Cách 1: Sử dụng trực tiếp trên hệ điều hành Windows

Note: Chỉ áp dụng cho các phiên bản Windows 10 Creators Update (Version 1703) trở đi thôi nhé. Và chỉ áp dụng cho máy tính đang cài đặt windows nền tảng 64-bit thôi nhé.

Trước khi bắt đầu thì bạn hãy kiểm tra xem ổ cứng đang ở định dạng gì trước đã, nếu ổ đĩa cứng đang ở:

  • Định dạng MBR  => có nghĩa là máy tính đang chạy ở chuẩn LEGACY.
  • Định dạng GPT => có nghĩa là máy tính đang chạy ở chuẩn UEFI.

Thực hiện:

+ Bước 1: Mở hộp thoại Run (Windows + R) ra => gõ lệnh cmd và nhấn Enter.

Cửa sổ cmd hiện ra, bạn gõ lệnh diskpart => nhấn Enter. Sau đó tiếp tục gõ vào lệnh list disk để kiểm tra như hình bên dưới.

chuyen-doi-mbr-sang-gpt-khong-dung-phan-mem-2

Như các bạn có thể thấy ở hình bên trên, ở cột GPT không có dấu * nên định dạng ổ đĩa cứng đang là MBR => máy tính đang chạy ở chuẩn LEGACY nhé.

Note: Mình đã có một bài hướng dẫn rất chi tiết về cách kiểm tra máy tính đang chạy ở chuẩn UEFI hay LGACY rồi, nếu chưa hiểu rõ thì bạn nên đọc lại nhé.

+ Bước 2: Xác định ổ đĩa cứng cần chuyển đổi.

Như bạn có thể thấy  ở hình bên trên, ở cột Disk sẽ liệt kê ra tất cả các ổ đĩa cứng hoặc usb đang kết nối với máy tính. Bạn hãy xác định chính xác ổ đĩa cứng mà bạn cần chuyển đổi, ví dụ như hình bên trên là Disk 0 nhé.

Note: Tốt nhất để tránh nhầm lẫn bạn nên rút hết USB, ổ cứng rời… đang cắm vào máy tính đi trước khi thực hiện. Và thông thường máy tính của chúng ta chỉ có 1 ổ đĩa cứng thôi nên thường nó sẽ là Disk 0, trừ khi bạn lắp thêm ổ cứng cho máy tính thì mới có thêm.

+ Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy mở cmd với quyền admin (xem hướng dẫn) => sau đó sử dụng lệnh này và nhấn Enter để thực hiện:

mbr2gpt /convert /disk:0 /allowFullOS

Lưu ý: Số 0 chính là ký tự ổ đĩa mà bạn cần chuyển đổi, hãy thay đổi cho chính xác với trường hợp của bạn.

chuyen-doi-mbr-sang-gpt-khong-dung-phan-mem-3

Okey, bây giờ bạn hãy đợi cho quá trình chuyển đổi kết thúc là xong thôi. Sau khi chuyển xong bạn có thể sử dụng lại lệnh list disk để kiểm tra xem đã chuyển đổi thành công chưa nhé.

__________đọc thêm__________

chuyen-doi-mbr-sang-gpt-khong-dung-phan-mem-4

Tips: Trong trường hợp mà bạn muốn chuyển đổi 1 ổ đĩa khác thì bạn sử dụng lệnh sau:

mbr2gpt /convert /disk:n

Trong đó: n là ký tự ổ đĩa mà bạn muốn chuyển đổi. Ví dụ như hình bên dưới.

chuyen-doi-mbr-sang-gpt-khong-dung-phan-mem-6

Okey, sau khi chuyển đổi xong thì ổ cứng của bạn sẽ tự tạo ra một phân vùng khởi động EFI boot (dung lượng 100 MB). Và phân vùng Boot có tên System Reserved sẽ chuyển sang phân vùng chứa WindowsRE. Vì phân vùng này lúc đầu vừa chứa Boot vừa chứa WindowsRE

chuyen-doi-mbr-sang-gpt-khong-dung-phan-mem-7

+ Bước 4: Ngon rồi đấy, sau khi chuyển đổi định dạng ổ đĩa xong (MBR => GPT) thì việc tiếp theo là bạn hãy vào trong BIOS và thiết lập để windows chạy theo chuẩn UEFI là xong, mình đã có bài hướng dẫn rất chi tiết rồi, nếu chưa biết bạn có thể đọc lại tại đây nhé.

Cách 2: Sử dụng công cụ MBR2GPT cho các bản Windows 10 cũ hơn

Vâng, đối với các phiên bản Windows 10 Version 1607 trở về trước thì không được tích hợp sẵn công cụ MBR2GPT. Chính vì thế để sử dụng được công cụ này thì bạn phải sử dụng đến bộ cài Windows 10 Creators tức là Version 1703 trở đi hoặc là bộ Win 10 PêE được làm từ bản 1703 trở đi.

+ Bước 1: Tạo usb cài Windows 10 Verison 1703 hoặc mới hơn, bộ cài windows thì bạn có thể tìm kiếm trên blog mình đã chia sẻ rồi nhé, bạn hãy tìm kiếm và tải về. Sau đó xem cách tạo usb cài win đơn giản nhất nếu bạn chưa biết !

+ Bước 2: Thực hiện boot vào usb cài đặt Windows 10 => đến màn hình chọn ngôn ngữ cài đặt như hình bên dưới thì bấm tổ hợp phím Shift + F10 để chạy cửa sổ dòng lệnh Command Prompt.

Đầu tiên cần xác định ổ đĩa cần chuyển đổi bằng công cụ DISKPART như mình đã nói ở cách 1 bên trên rồi đó.

chuyen-doi-mbr-sang-gpt-khong-dung-phan-mem-8

Sau đó bạn cũng làm lần lượt các bước như ở hướng dẫn cách 1 là xong.

Lời kết

Okey, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách chuyển định dạng ổ cứng từ MBR sang GPT không mất dữ liệu, không phải cài lại Win bằng cách sử dụng công cụ MBR2GPT có sẵn trên Windows 10 rồi đó. Đây là công cụ do MS cung cấp nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm là sau khi chuyển đổi Windows vẫn có thể hoạt động được ổn định và nhẹ nhàng.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Tham khảo bài viết của tác giả: Nguyễn Anh Tuấn

0