Chứng minh rằng trong thời đại hiện nay con người đang đứng trước một thảm họa lớn - đó là tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề.
Chứng minh rằng trong thời đại hiện nay con người đang đứng trước một thảm họa lớn - đó là tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề. Môi trường chính là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, không gian bao quanh con người, có ảnh hưởng tới sự phát triển của con người, tới sự sống của con người. ...
Chứng minh rằng trong thời đại hiện nay con người đang đứng trước một thảm họa lớn - đó là tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề.
Môi trường chính là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, không gian bao quanh con người, có ảnh hưởng tới sự phát triển của con người, tới sự sống của con người. Môi trường quan trọng như thế, vậy mà môi trường ở nước ta cũng như ở thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Môi trường là gì” không? Theo tôi, môi trường chính là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, không gian bao quanh con người, có ảnh hưởng tới sự phát triển của con người, tới sự sống của con người. Môi trường quan trọng như thế, vậy mà môi trường ở nước ta cũng như ở thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng. Chắc chắn rằng:
“Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn, nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường sống”.
Với những hiểu biết của một học sinh lớp bảy, tôi xin chứng minh rõ điều trên. ,
Trước hết, chúng ta hãy bàn đến việc phá rừng của con người. Đây là một việc làm nguy hại nhất tới môi trường sống của con người. Trên bản đồ “Rừng ở Cháu Á” của Tạp chí “Kinh tế Viễn Đông” ra ngày 4 6-1992 cho thấy: Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phá rừng lớn nhất ( 1,98% tổng số rừng của mình). Sự phân tích cụ thể như sau:
- Năm 19-13, Việt Nam có 14 triệu ha rừng, độ cho phủ 43%.
- Năm 1975, Việt Nam chỉ còn 11 triệu ha rừng.
- Và cho đến năm 1997, Việt Nam chỉ còn 9,3 triệu ha rừng, độ che phủ chỉ còn 28,5%.
Như vậy, trong khoảng 54 năm (từ 1943 đến 1997) Việt Nam đã tự phá đi 4,7 triệu ha rừng của mình. Thật là một con sô khổng lồ đáng sợ về ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống. Hai nước: Mianma khai thác rừng 1,8%. Thái Lan khai thác rừng: 1,53%). Vậy Việt Nam có tổng diện tích khai thác hơn cả hai nước từ trước vẫn bị coi là phá rừng nhiều nhất.
Nếu khai thác dữ dội như vậy, thì Việt Nam liệu còn rừng không? Rừng là tài nguyên vô cùng quan trọng với cuộc sống con người. Có nói sơ qua cũng thấy: rừng cung cấp cho con người một lượng khí oxi khổng lồ hằng năm, rừng ngăn chận lũ lụt; rừng là nơi sinh sống của các loại động vật, thực vật. Việc phá rừng quả thật đã “gây tổn hại lớn” cho cuộc sống con người. Có lẽ, đó cũng là nguyên nhân cơ bản để gây ra một trong những trận quét ở Sìn Hồ (Lai Châu):
“Ba giờ sáng ngày 3-1-2000, một cơn lũ ống ghê gớm chưa từng có ở Sìn Hồ đã quét quanh bản Nậm Coóng, xã Nậm Coỏi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, ba bản này gần như thành một bình địa. Lũ quét làm chết 40 người, 25 người bị thương, có 5 gia đình không còn một ai, 43 ngôi nhà và hàng trăm gia súc, gia cầm bị lũ cuốn. Toàn bộ tài sản của 43 hộ bị mất 'Theo Thông tấn xã Việt Nam). Những con số khủng khiếp trên đây là lời cảnh báo dữ dội về nạn phá rừng. Rừng bị phá, mất rừng đầu nguồn, lũ lụt tràn về vô tội va, gây ra bao cảnh đau khổ cho nhân dân, phá hoại nghiêm trọng kinh tế của những vùng đó, gây thiệt hại cho quốc gia.
Không chỉ là phá rừng lớn, lũ lớn, mà đời sống của con ngươi cũng luôn bị tổn hại vì chính con người đổ rác thải bừa bãi nữa. Người dân Hà Nội ai cũng biết con sông Tô Lịch trước đây trong xanh thế, giờ đây rác thải làm nước sông đen ngòm, có nguy cơ bị lấp sông. Không những vẻ đẹp của cảnh quan bị xấu đi do rác thải, mà nguy hại hơn nữa là gây bệnh tật cho con người từ rác thải đổ xuống, gây ô nhiễm nơi sinh sống.
Không để cho môi trường xấu đi thêm nữa, nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm đã kịp thời có những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường.
Ý thức bảo vệ môi trường không phải chỉ ở cuộc sống hằng ngày, mà ngay trong thơ văn, việc bảo vệ môi trường sống đã được ngôn ngữ thể hiện đẹp hơn, sâu sắc hơn. Tuy nhà thơ Tố Hữu - nhà thơ cộng sản vĩ đại của Việt Nam ta đã đi vào cõi vĩnh hằng, song bài thơ “Tiếng chổi tre” của ông vẫn còn mãi. Bài thơ vang lên nhắc nhở:
Tiếng chổi tre
Sớm tối
Đi về
Giữ sạch lề, đẹp lối
Em nghe
Chúng ta hãy cảm ơn những cô chú lao công ngày đêm mưa nắng thường xuyên quét rác, làm sạch môi trường. Chí hình dung các cô chú ấy nghỉ một ngày thôi, cả thành phố, cả đất nước ta, môi trường sống sẽ ra sao.
Lại nói về môi trường “xanh”, khi ta nhắc đến môi trường “sạch” để cuộc sống cứ đẹp mãi. Chúng ta không thể quên thời điểm năm 1958 khi Bác Hồ kính yêu phát động “Tết trồng cây”. Rồi cái thời điểm buồn thương của cả nước khi Bác đi vào cõi vĩnh hằng năm 1969. Giờ đây, một mùa xuân nữa lại đến, dân tộc Việt Nam ta cũng không quên được “Tết trồng cây” do Bác Hồ kính yêu khởi xướng.
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Việc trồng cây mùa xuân đã trở thành một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mãi mãi lời dạy của Người, hễ là người Việt Nam, thì không bao giờ quên.
Tóm lại, dù là ở trong văn chương hay trong đời sống thường ngày, ý thức bảo vệ môi trường là điều mỗi con người luôn phải xác định: gặp một chiếc vỏ kẹo, gặp một cái lá rơi... bạn hãy nhặt, bỏ vào thùng rác... Giản dị thế thôi, bạn ạ. Vì đời sống của chúng ta sẽ tổn hại rất lớn, nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Và bạn hãy nhớ nhé: Thế giới lấy ngày 5-6 hằng năm là Ngày môi trường thế giới đấy. Còn bạn, bạn sẽ làm gì?
Trích: loigiaihay.com