06/05/2018, 08:50

Chứng minh lời khuyên “Có công mài sắt, có ngày nên kim” – Văn mẫu hay lớp 7

Xem nhanh nội dung Chứng minh lời khuyên "Có công mài sắt, có ngày nên kim" – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tây Ninh Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng ...

Xem nhanh nội dung

Chứng minh lời khuyên "Có công mài sắt, có ngày nên kim" – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Tây Ninh

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.

Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.

Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhé!!!

Chứng minh lời khuyên "Có công mài sắt, có ngày nên kim" – Bài làm 2

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

Chứng minh lời khuyên "Có công mài sắt, có ngày nên kim" – Bài làm 3

Con người ta ai cũng muốn thành đạt. Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để thúc giục con người vững chí, kiên trì nhẫn nại, nhân dân ta đã khuyên nhau qua câu tục ngữ:

"Có công mài sắt có ngày nên kim"​

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào. Thân kim bằng sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có điều, làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi có lại. Ai có công mài sắt bền bỉ, kiên trì sẽ có ngày nên kim. Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc. Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công. Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp. Người bình thường đã vậy, với những người như Nguyẽn Ngọc Kí, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói, ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc, gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí: có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan, tin tưởng.

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"​

Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Chứng minh câu tục ngữ 'Có công mài sắt có ngày nên kim' – Bài làm 4

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn . Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì , nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Thu Thủy (Tổng hợp)

0