Chứng minh câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn”
Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “ Tiên học lễ hậu học văn ” Bài làm Ta đã biết rằng lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được từ trước đến nay. Và để không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ chúng ta như vẫn khuyên ...
Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn”
Bài làm
Ta đã biết rằng lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được từ trước đến nay. Và để không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ chúng ta như vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, đồng thời đó cũng chính là sự rèn luyện lễ nghĩa. Ta như thấy được một điều hiển nhiên đó chính là cứ mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ ngắn gọn và hấp dẫn này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
“Tiên học lễ, hậu học văn” được đánh giá là câu tục ngữ hay, câu tục ngữ đã bao gồm hai vế song song với nhau, đó chính là sự sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ mà cha ông ta đã gửi gắm như thật là ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.
Thật dễ có thể thấy được ở vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ được hiểu đó chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với tất cả những người và những việc xung quanh. Ta như xét thấy được rằng ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa. Ngoài ra đó cũng là cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, để sao mà cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội nước ta.
Trong vế thứ hai là “hậu học văn”. Từ “Hậu” được hiểu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, đó cũng chính là các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Và như vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, và như để có thể trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh mình nữa.
Như vậy, ta đánh giá cả ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước. Tiếp sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa cần có.
Qủa thật ta như thấy được với những câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Và cũng chính bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, và như đã được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược, ta cũng cần phải biết lại người không biết cách ứng xử với mọi người xung quang. Ta như thấy được những hành động phi ngĩa, vô nhân tính như là đã không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy, ta như thấy được rằng những thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Và ngày nay ta như biết được rằng một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.
Con người chúng ta hiện nay khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Cho dù những kiến thức có sâu rộng bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết. Con người là tổng hào của các mối quan hệ xã hội, cũng chính bởi vậy mà không chỉ học để có thêm những kiến thức để chúng sống với môi trường xung quanh mà còn phải biết được làm như thế nào để sống nhận được những sự yêu thương của những người xung quanh.
Qủa thực chúng ta như thấy được những lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Ta như có thể đánh giá và nhận thấy được rằng người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Dường như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng nói đi cũng phải nói lại đó chính là đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức. Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Người có tài mà không có đức thì thật vô dụng”.
Ta cũng nên biết được rằng chính mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, hay đó có cả sự lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó, chắc chắn rằng sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, đồng thời để có thể trau dồi theo tháng năm để thành người tài.
Như vậy câu tục ngữ hấp dẫn chứa đựng bài học sâu sắc “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó dường như cũng chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người vậy. Hãy cố gắng học tập thật tốt để có thể xây dựng nước nhà đẹp hơn, giàu hơn và sánh vai với các cường quốc năm châu.
Minh Nguyệt
Từ khóa tìm kiếm:
- cm câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn