Chủ nghĩa tư bản - không phải là tương lai của xã hội loài người
Chủ nghĩa tư bản - không phải là tương lai của xã hội loài người - Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết "tự điều chỉnh và thích ứng" đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của ...
Chủ nghĩa tư bản - không phải là tương lai của xã hội loài người
- Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết "tự điều chỉnh và thích ứng" đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển.
-Bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi
Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết "tự điều chỉnh và thích ứng" đồng thời sử dụng triệt để những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua một số cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển. Nhưng đó không phải là chế độ xã hội tương lai của nhân loại bởi bản chất bóc lột, phản dân chủ, vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi. Chính phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa gây ra những ung nhọt không thể chữa khỏi.
Trong cuốn sách Ngoài vòng kiểm soát (xuất bản năm 1993), Brêdinxky đã cay đắng thừa nhận 20 khuyết tật của xã hội Mỹ vào thời điểm đó và dự báo Mỹ sẽ mất vai trò siêu cường vào thế kỷ XXI. Trong 20 khuyết tật ấy, có những khuyết tật đã trở thành phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa; như: chăm sóc y tế không đầy đủ, giáo dục trung học chất lượng kém, vấn đề phân biệt chủng tộc, nghèo đói ngày càng sâu sắc, tội ác bạo lực tràn lan, cảm giác trống rỗng về tinh thần, v.v. làm cho xã hội lâm vào khủng hoảng và vô phương cứu chữa.
Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa tư bản hiện đại. Trên thế giới ngày nay vẫn có đến 1,2 tỷ người phải tiếp tục chịu nghèo đói, tật bệnh, mù chữ, chiến tranh, hưởng mức thu nhập dưới lUSD/ngày; 2,5 tỳ người nghèo có tổng thu nhập chỉ bằng thu nhập của 250 tỷ phú, triệu phú lớn nhất thế giới gộp lại; 1/3 lực lượng lao động toàn thế giới, tức là khoảng 1 tỷ người bị thất nghiệp ở các mức khác nhau: tại hơn 100 nước đang hoặc kém phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người giảm đi so với
thập niên trước, hàng ngày có đến 30.000 trẻ em chết bệnh mà lẽ ra có thể được cứu sống, số người lớn mù chữ lên đến hơn 800 triệu người.
Sự kiện giới cầm quyền Mỹ và giới cầm quyền Anh tấn công Irắc năm 2003 càng khẳng định bản chất hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc.
Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Xã hội tư bản không thể thay đổi bản chất của mình chỉ bằng lối xưng danh mới: “phi hệ tư tưởng hóa", "xã hội hậu công nghiệp", "xã hội tin học hóa", "xã hội kinh tế tri thức hóa",...
- Các yếu tố xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản
Chủ nghĩa tư bản hiện đại sẽ còn tiếp tục phát triển thông qua chính những cuộc khủng hoảng, những cuộc cải cách để thích ứng, và quá trình phát triển đó cũng chính là quá trình quá độ sang một xã hội mới. Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, những yếu tố của nền văn minh hậu công nghiệp, kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển; tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường ngày càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường... ngày càng được giải quyết tốt hơn. Những đặc điểm trên đây cũng có thể xem là những đặc điểm của những xã hội quá độ, vì nó chứa đựng cả các yếu tố của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội tương lai.
soanbailop6.com