Chính tả lớp 4: Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ
Chính tả lớp 4: Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 105, 106 Soạn bài: Chính tả: Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt 4 ...
Chính tả lớp 4: Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ
Soạn bài: Chính tả: Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ
là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt 4 trang 105, 106 chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh phân biệt dc s/x hay dấu hỏi, dấu ngã luyện viết chính tả. Mời các em tham khảo.
Câu 1 (trang 105 sgk Tiếng Việt 4): Nhớ - Viết 4 khổ thơ đầu của bài "Nếu chúng mình có phép lạ"
Trả lời:
Học thuộc lòng 4 khổ thơ rồi viết lại cho đúng
Câu 2 (trang 105 sgk Tiếng Việt 4):
a) Điền vào chỗ trống s hay x?
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối ...ang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ ...íu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi - chạm vào ...ức nóng.
Mạch đất ta dồi dào ...ức ...ống
Nên nhành cây cũng thắp ...áng quê hương.
PHẠM TIẾN DUẬT
b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Ông Trạng Nồi
Ngày xưa có một học trò nghèo nôi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.
Hàn vi: nghèo và không có địa vị gì.
Trả lời:
a) S hay x
- Trỏ lối sang mùa hè ; …đèn lồng nhỏ xíu
...sức nóng...sức sống...sóng quê hương
b) Dấu hỏi hay dấu ngã
....nổi tiếng ...đỗ trạng...ban thưởng...đỗi ngạc nhiên...chỉ xin...nồi nhỏ...thuở hàn vi...phải ôn thi...hỏi mượn...của nhà hàng/ xóm...dùng bữa...để đỗ đạt
Câu 3 (trang 106 sgk Tiếng Việt 4): Viết lại những câu cho đúng chính tả (SGK trang 106)
a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn.
b) Sấu người, đẹp nết.
c) Mùa hè cá xông, mùa đông cá bễ.
d) Trăng mờ còn tõ hơn xao
Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi.
Trả lời:
Em viết lại như sau:
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b) Xấu người đẹp nết.
c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao.
e) Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Luyện tập về động từ