02/05/2018, 10:08

Chính tả lớp 4: (Nghe - viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Soạn bài Chính tả (Nghe - viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân Chính tả lớp 4: Nghe - viết: Họa sĩ Tô Ngọc Vân là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 56 có đáp án cho ...

Soạn bài Chính tả (Nghe - viết): Họa sĩ Tô Ngọc Vân

Chính tả lớp 4: Nghe - viết: Họa sĩ Tô Ngọc Vân là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 56 có đáp án cho các em học sinh tham khảo luyện tập các dạng bài điền từ thích hợp vào chỗ trống, điền đúng từ có nghĩa, rèn luyện các dạng bài tập chính tả. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn giải phần Chính tả SGK tập 2 trang 56

Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4): Nghe - viết bài "Họa sĩ Tô Ngọc Vân"

Trả lời:

Em đọc bạn viết, bạn đọc em viết, một vài lần. Sau mỗi lần kiểm tra đối chiếu với văn bản, sai chữ nào, chữa lại chữ đó.

Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4):

a) Điền "truyện" hay "chuyện" vào ô trống đã cho ở trong đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 56).

Kể …. phải trung thành với …, phải kể đúng các tình tiết của câu …, các nhân vật có trong ….. Đừng biến giờ kể ….. thành giờ đọc …..

b) Đặt dấu hỏi hay dấu ngã vào các chữ gạch dưới sau:

- Mơ hộp thịt ra chỉ thấy toàn mơ

- Nó cứ tranh cai, mà không lo cai tiến công việc.

- Anh không lo nghi ngơi. Anh phải nghi đến sức khỏe chứ!

Trả lời:

a) Em điền như sau: "Kể chuyện phải trung thành với truyện, phải kể đúng các tình tiết của câu chuyện, các nhân vật có trong truyện. Đừng biến giờ kể chuyện thành giờ đọc truyện".

b)- Mở hộp thịt ra chỉ toàn thấy mỡ.

- Nó cứ tranh cãi mà không lo cải tiến công việc.

- Anh không lo nghỉ ngơi. Anh phải nghĩ đến sức khỏe chứ!

Câu 3 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4):

Em đoán xem đây là những chữ gì?

a) Để nguyên - loại quả thơm ngon.

Thêm hỏi - co lại chỉ còn bé thôi.

Thêm nặng mới thật lạ đời.

Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem.

b) Bình thường dùng gọi chân tay

Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền

Thêm - hỏi làm bạn với Kim

Có dấu nặng đúng người trên của mình.

Trả lời:

Bám vào các yếu tố đã cho để tìm ra chữ biểu thị sự vật.

a) Đó là chữ "NHO" (quả nho) thêm hỏi thành nhỏ (chỉ còn bé), thêm nặng thành nhọ (nhọ nồi).

b) Đó là chữ "CHI" thêm dấu huyền thành chì (bút chì dùng để vẽ). Thêm hỏi thành chỉ (chỉ để may vá). Có dấu nặng thành "chị" (người lớn hơn mình).

>> Bài tiếp theo: 

Ngoài ra các bạn luyện giải bài tậpđược VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng, các môn theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

0