Chính tả – Tuần 5 trang 28 vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1: 1.Gạch dưới các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn...
1.Gạch dưới các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây . Chính tả – Tuần 5 trang 28 Vở bài tập (SBT) Tiếng Việt lớp 5 tập 1 – Chính tả – Tuần 5 – Vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 1 1. Gạch dưới các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây : Anh hùng Núp tại Cu-ba Năm 1964, Anh ...
1. Gạch dưới các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây :
Anh hùng Núp tại Cu-ba
Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
2. Viết tiếp để hoàn thành nhận xét về cách ghi dấu thanh ở những tiếng em vừa tìm được:
– Trong các tiếng chứa uô (tiếng có âm cuối, ví dụ : cuốn) dấu thanh được đặt ở ………….
– Trong các tiếng chứa ua (tiếng không có âm cuối, ví dụ : của), dấu thanh được đặt ở ………….
3. Điền tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
– …………. người như một.
– Ngang như ………….
– Chậm như ………….
– Cày sâu …………. bẫm
Trả lời :
1.
Anh hùng Núp tại Cu-ba
Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
2.
– Trong các tiếng chứa uô (tiếng có âm cuối, ví dụ : cuốn) dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chỉnh – chữ ô.
– Trong các tiếng chứa ua (tiếng không có âm cuối, ví dụ : của), dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính – chữ u.
3.
– Muôn người như một.
– Ngang như cua
– Chậm như rùa
– Cày sâu cuốc bẫm