Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Giống như các quốc gia khác, di dân ở Việt Nam là mọt hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Di dân là vấn đề có tính quy luật chung, cũng giống như chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại ...
Giống như các quốc gia khác, di dân ở Việt Nam là mọt hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Di dân là vấn đề có tính quy luật chung, cũng giống như chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia. Di dân lao động là một đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, những chênh lệch về mức sống, khác biệt trong thu nhập, cơ hội việc làm, nhu cầu dịch vụ xã hội và sức ép sinh kế đang ngày trở thành những áp lực cơ bản tạo nên các dòng di chuyển lao động trong và ngoài nước. Tại nhiều địa phương, người người ra đi , nhà nhà có lao động đi làm ăn xa, không phân biệt giới tính tuổi tác. Tuy có nhiều lý do khác nhau, song tất cả đều mong muốn có được cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và bản thân.
Thoát ly khỏi đồng ruộng không phải là vấn đề mới mẻ đối với nông thôn nước ta trong tình trạng nhân mãn cố hữu bao đời nay. Song từ 5-10 năm trở lại đây, di dân lao động diễn ra với quy mô, điều kiện và bản chất khác trước. Bài viết này nhằm mục đích xem xét đặc trưng của di dân nhìn từ góc độ giới, tập trung đánh giá loại hình di dân lao động nữ ra đô thị và đến các khu công nghiệp, chế xuất. Khía cạnh giới trong di dân là rất quan trọng song thường bị lãng quên trong nghiên cứu, thậm chí bị phủ nhận trong một số chính sách. Với mục đích đó, bài viết sẽ không đề cập đến các hình thái di dân khác như xuất khẩu lao động, du học tự túc, kết hôn với người nước ngoài hoặc buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới là những loại hình di dân có sự tham gia đông đảo của phụ nữ song sẽ được bàn đến vào một dịp khác.
- Quy mô di dân
- Hướng di chuyển
- Động lực di cư
- Quyết đinh chuyển cư
- Tiền gửi về
- Những khó khăn trở ngại
- Vị thế pháp lý
Xem chi tiết tại đây