12/01/2018, 10:55

Chỉ cần bỏ ra chưa tới 10,000 đồng, sinh viên có trong tay hàng trăm luận văn....anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng đáng xấu hổ này

Chỉ cần bỏ ra chưa tới 10,000 đồng, sinh viên có trong tay hàng trăm luận văn....anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng đáng xấu hổ này Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Điều gì vất vả mới có được thì đó chính là điều mình quý nhất. Ngày xưa, các sĩ tử bao năm đèn sách, ...

Chỉ cần bỏ ra chưa tới 10,000 đồng, sinh viên có trong tay hàng trăm luận văn....anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng đáng xấu hổ này

Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Điều gì vất vả mới có được thì đó chính là điều mình quý nhất. Ngày xưa, các sĩ tử bao năm đèn sách, đến kì thi đạt kết quả cao, được ngợi ca bằng hình ảnh so sánh thi vị cao quý và dũng mãnh: “Cá chép hoá rồng".

Gợi ý
1. Giải thích:
- Xào: là động từ chỉ thao tác trong chế biến thức ăn thuộc công việc bếp
núc.
+ Xào: trộn các thứ như tôm, thịt,... với dầu mỠ trong chảo nóng, rồi đảo nhiều lần cho đến chín.
+ “Xào” trong ngoặc kép ở đề bài trên hàm ý mỉa mai.
- Luận văn: công trình khoa học có tầm vóc tri thức.
- “Xào luận văn”: là những thứ kiến thức hỗn độn đánh cắp từ nhiều công trình khoa học chân chính của người khác.
- Ý nghĩa: Phê phán hành vi giả dối trong học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Bình luận:
- Học là một quá trình lao động trí óc có thể nói là vất vả nhất của đời người, nhằm mang đến những kiến thức, những vấn đề khoa học đắc dụng cho bản thân và xã hội.
- Luận văn của sinh viên là thành quả của quá trình học tập miệt mài, chứng minh năng lực tri thức trước khi ra trường.
+ Từ luận văn, người ta dùng kiến thức ấy ứng dụng vào đời sống.
+ Vậy mà người học rơi vào việc “xào nấu luận văn” -> tính thực học không có; giá trị về nhân cách trí thức bị chà đạp; làm mất uy tín về học đường Việt Nam.
- Tỏ ra xem thường việc thực học —> tương lai mù mịt với lối sống giả tạo.
- Gây ảnh hưởng đến nền giáo dục và bất ổn xá hội.
3. Nguyên nhân:
- Nhà trường quản lí lỏng lẻo.
- Gia đình giáo dục chưa nghiêm khắc.
- Bản thân tha hoá trong lối sống thực dụng, giả tạo vì lười biếng tư duy.
- Nhiều nguyên nhân khác, ế. Khắc phục:
- Tập trung giáo dục công dân một cách cơ bản nhất từ ấu thơ về đức 'trung thực.
- Lòng tự trọng.
- Lòng yêu nước.
r). Liên hệ bản thân:
+ Tránh xa những giá trị ảo. Biết xấu hổ để nuôi dưỡng đức trung thực.
+ Rèn luyện nhân cách.
+ Có khát vọng cống hiến.
+ Kiên quyết phê phán lối học tiêu cực ấy.
Bài làm

Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Điều gì vất vả mới có được thì đó chính là điều mình quý nhất. Ngày xưa, các sĩ tử bao năm đèn sách, đến kì thi đạt kết quả cao, được ngợi ca bằng hinh ảnh so sánh thi vị cao quý và dũng mãnh: “Cá chép hoá rồng". Đó là hình ảnh ca ngợi sự học chân chính. Thế mà hiện nay vẫn tồn tại hiện tượng nhức nhối là “xào luận văn” của một bộ phận sinh viên, làm bôi bẩn nền giáo dục Việt Nam và tổn thương không nhỏ đến giới học thuật chân chính!
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu “Cái rễ của họa hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào” để dạy bảo người đi học nỗ lực phấn đấu vượt qua thử thách, gian khó để gặt hái những thành quả lao động chân chính, vẫn biết trong đời bao giờ vẫn diễn ra cuộc chiến không ngừng nghỉ giữa cái tích cực với tiêu cực; cái tốt - cái xấu; cái thiện - cái ác; điều trung thực và giả dối; cái thực với cái ảo,... và trong việc học vẫn không ngoại lệ. Thế nhưng, ngày nay nhan nhản trên phương tiện đại chúng đưa tin luận văn giả tràn ngập ở một số cửa hàng vi tính. Những người có lương tâm, các nhà giáo dục, các nhà xã hội học và đại đa số quần chúng giật mình vì tình trạng tha hoá này.
Và người ta hỏi “xào luận văn” là gì? Nguyên nhân sâu xa của nó? Tác hại? Biện nào nào chấm dứt hiện tượng đáng xấu hổ này?
Bậc cha mẹ nào cũng vậy, cho đến đến trường là để học điều hay lẽ phải “tiên học lễ” và đương nhiên là ước mong gặt hái những thành công. Bởi sự học là điều khó nhất của đời người, nên ai đi đến thành công thật sự sẽ được người đời ngưỡng mộ, tôn vinh. “Xào luận văn” thật ra là sự tiêu cực trong thi cử, chép bài của người khác. Thế nhưng, tính chất, của nó nguy hiểm hơn rất nhiều so với những cấp học thấp học, vì nó là những công trình khoa học chuẩn bị ứng dụng vào đời sống. Sự sao chép ấy không thể nào có tính nhất quán về phương diện khoa học của công trình đó, bởi nó thuộc dạng “đầu Ngô, mình Sờ”. Nói một cách khác đó là thứ hàng giả mạo, không phải là thực học của người sở hữu nó.

V.Huygo từng nói rằng “Có điều làm người ta phải cúi đầu thán phục là tài năng và quỳ gối kính trọng là lòng tốt”. Vâng, người ta chỉ cúi đầu trước tài năng và người đi học ai mà không muốn trở thành tài hay ít ra là người có chút khả năng nhất định nào đó để thực thi sở học của mình. Thế nhưng bên cạnh những khao khát ấy, một số’ người học rơi vào những ảo tưởng muốn được nhanh chóng bằng người khác mà quên rằng muốn có “trái ngọt” của học hành, người ta phải chấp nhận những gian khổ, thử thách.
Mạnh Kha (Mạnh Tử) - một hiền nhân quân tử, một người được coi là thánh nhân trong lịch sử Trung Quốc với rất nhiều quan điểm triết học sâu sắc. Con đường khổ luyện học tập để trở thành hiền nhân của Mạnh Kha là những gian nan, bản thân khi còn nhỏ đã phải rất nỗ lực kiềm chế sự cám dỗ của những trò chơi với bạn bè cùng trang lứa. Chuyện xưa kể rằng, khi mới đi học, Mạnh Kha rất chú tâm vào việc học tập, từng nét, từng chữ viết rất I ngay ngắn. Nhưng chẳng bao lâu sau, chú bé Tiểu Mạnh Kha cảm thấy học tập thật là vất vả, không thú vị bằng việc chơi đùa vui vẻ ở bên ngoài. Thế là, chú bé bắt đầu trốn học, cùng các bạn đồng trang lứa đi vào khu rừng bên sườn núi để chơi đùa.
Cho đến một hôm, Mạnh Kha trốn học đi chơi về sớm, rồi bị mẹ phát hiện. Mẹ của Mạnh Kha ngay lập tức xé vụn tấm vải mà bà khổ công dệt trong nhiều năm. Bà tức giận mắng Manh Kha rằng: Học vấn cũng tương tự như là việc dệt vải, phải tích lũy từng ngày, chuyên cần học tập ngày đêm. Siêu lười biếng mà bỏ dở giữa chừng thì cũng tựa như mảnh vải bị cắt vụn.
Qua câu chuyện Manh Kha, ta có thể nói việc “xào luận văn” trong giới sinh viên hiện nay có nguyên nhân một phần từ sự lười biếng. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên khác như sự giáo dục của gia đình chưa thật chu đáo từ thuở con còn bé thơ về nếp sống trung thực và biết xấu hổ. Sự giả dối và lòng không biết tự trọng có thể là mấm mồ chôn nhân cách và cả cuộc đời con người, bởi nó đưa chúng ta vào con đường lầm lạc. Nguyên nhân không kém phần quan trọng là quá cưng chiều, không dạy con từ bé phải biết quý công lao động, mà nhiều khi chỉ là rửa chén, quét nhà, giặt chiếc khăn của chính mình, lau chiếc bàn thờ tổ tiên và biết tự đi đến trường, ,... Chỉ những việc ấy thôi, đã giúp con mình mai sau từng bước tích luỹ những giá trị sống để làm người hoàn thiện.
Ở phía nhà trường cần phải quản lí chặt chẽ hơn nữa. Giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm giúp đỡ sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học, tìm kiếm tài liệu, hệ thống kiến thức và viết luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, có nhiệm vụ theo dõi, đọc bản thảo, sửa chữa, cho ý kiến. Với một quy trình như vậy, việc sinh viên “xào” luận văn của người khác chắc cháu khó xảy ra.

Đại Nho Việt Nam là cụ Thân Nhân Trung từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Bởi kẻ có tài bao giờ cũng là nền tảng làm phồn vinh đất nước nhưng đó phải là hiền tài. Tài mà vô đức vô liêm vô sỉ thì sự phá hoại còn đáng sợ biết nhường nào?! Trạng nguyên Tần Cối đời nhà Tống Trung Hoa là kẻ có tài nhưng nhân cách thấp kém - bán nước cầu vinh khiến gia đình bậc đại anh hùng là Nhạc Phi phải rơi vào thảm cảnh - quốc gia một phen khốn đốn. Vậy phải nói rằng, học hành nghiêm túc ngay từ ghế nhà trường đã là biểu hiện của tinh thần yêu nước rồi. Lối học “giả” lấy bằng thật là một hiện tượng nhức nhối cần loại trừ, thậm chí phải quy vào tội phản dân tộc vì làm nguy hại đến sự tồn vong của Tổ quốc.
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đó là lời nhắn nhủ, lời dạy sâu sắc và tha thiết của Hồ Chí Minh về trách nhiệm của những công dân trụ cột của đất nước trong tương lai. Là học sinh và sẽ là sinh viên, những trí thức thật sự, là “nguyên khí quốc gia’’ trong tương lai, xin bạn, tôi và chúng ta cùng nhau bài trừ hiện tượng xấu xa “xào luận văn” - một kiểu gian lận trong học tập, để cùng nhau góp một phần nhỏ vào sự phồn vinh của đất nước và niềm tự hào về dân tộc ta!

                                                                                 soanbailop6.com

0