25/04/2018, 22:16

Chép lại những câu thơ có sử dụng các yếu tố chất liệu văn học dân gian trong bài thơ trên, gạch dưới những từ ngữ chi các yếu tố đó. ...

Đọc thêm: Tương Tư – Nguyễn Bính – Chép lại những câu thơ có sử dụng các yếu tố chất liệu văn học dân gian trong bài thơ trên, gạch dưới những từ ngữ chi các yếu tố đó. Bình giảng bốn câu thơ cuối của bài thờ (hai cặp lục bát).. Chép những câu thơ (câu lục câu bát hoặc cả cặp lục bát) có sử dụng ...

Đọc thêm: Tương Tư – Nguyễn Bính – Chép lại những câu thơ có sử dụng các yếu tố chất liệu văn học dân gian trong bài thơ trên, gạch dưới những từ ngữ chi các yếu tố đó. Bình giảng bốn câu thơ cuối của bài thờ (hai cặp lục bát).. Chép những câu thơ (câu lục câu bát hoặc cả cặp lục bát) có sử dụng các chất liệu văn học dân gian trong Tương tư .

Chép lại những câu thơ có sử dụng các yếu tố chất liệu văn học dân gian trong bài thơ trên, gạch dưới những từ ngữ chi các yếu tố đó.

Bình giảng bốn câu thơ cuối của bài thờ (hai cặp lục bát).

DÀN Ý

Yêu cầu 1: Chép những câu thơ (câu lục câu bát hoặc cả cặp lục bát) có sử dụng các chất liệu văn học dân gian trong Tương tư của Nguyễn Bính – gạch chân các từ, ngữ chỉ các yếu tố đó; các câu sau

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

“Bảo rằng cách trở đò giang

“Nhưng đây cách một đầu đình”

“Biết cho ai hỏi ai người biết cho?”

“Bao giờ bến mới gặp đò

“Nhà em có một giàn giầu

Nhà tôi có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông

 Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Yêu cầu 2: Bình giảng bốn câu thơ cuối bài (2 cặp lục bát). Các ý chính:

Giới thiệu sơ lược và khái quát về bài thơ:

Tuơng tư viết năm 1939 in trong tập Lỡ bước sang ngang (1940). Tương tư: nghĩa đen của chữ là nhớ nhau. Nghĩa “Tương tư’’ bài thơ này là nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa. Nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ này qua mọi cung bậc của nó.

Bình giảng đoạn kết (bốn câu – 2 cặp lục bát).

Nhìn trong mạch cảm xúc của bài thơ, đoạn cuối này là mối kết tụ nỗi niềm – tương tư, đồng thời mở ra chân trời hi vọng hạnh phúc tình yêu.

Giọng điệu:

Đoạn thơ được nói bằng giọng thầm thì ngọt ngào, gần gũi yêu thương (có thể so sánh với giọng thơ trong các đoạn trước để thấy chuyển đổi giọng thơ). Giọng trống không, xa cách, hờn dỗi trách móc không còn, cũng không còn những khắc khoải, day dứt.

Cách xưng hô “tôi” – “nàng” đến “tôi” – “em” gần gũi hơn, thân mật hơn.

Giọng khẳng định, khẳng định một sự thực hiển nhiên: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông” dẫn tới một khẳng định khác trong hi vọng “Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”.

Hình ảnh “giầu cau”, cũng là hình ảnh chung kết của bài.

Hình ảnh sóng đôi “giầu cau” là một chất liệu văn học dân gian được sử dụng cuối cùng trong bài để khẳng định tình yêu bền vững (sau khi đã sử dụng nhiều yếu tố khác). Điệp ngữ “nhà… có một” mang kết cấu song song, cũng biểu thị ý khẳng định, sự sóng đôi tồn tại.

“Cau thôn Đoài nhớgiầu không thôn nào?”: Cấu trúc bỏ lửng, nói thực ra để khẳng định, khẳng định tế nhị, vì hình ảnh trầu cau là một ẩn dụ của chuyện hôn nhân hạnh phúc lứa đôi, là khao khát hạnh phúc hài hòa.

Đoạn kết bài thơ được thể hiện tinh tế, khéo léo, nhớ “giầu cau”, nhớ “Đông, Đoài” mà tình yêu liên tưởng.

Kết một cách độc đáo nhưng phù hợp lôgic cảm xúc tâm trạng của cả bài: khép lại một nỗi niềm, giải được bệnh “tương tư” và mở ra niềm khát khao hi vọng hạnh phúc nhân duyên.

Đoạn thơ đậm màu sắc nghệ thuật trữ tình dân gian (thể lục bát, hình ảnh “giầu cau”, “Đông Đoài”, cách ví von ẩn dụ… nó nhất quán với việc dùng các yếu tố chất liệu dân gian trong toàn bài, tạo được chất giọng tình yêu chân quê đằm thắm, bền vững, vốn là đặc trưng nổi bật của thơ Nguyễn Bính.

van vinh thang

0 chủ đề

23876 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0