25/05/2018, 23:09

Chấm công ngày lễ trong bảng chấm công Excel

Chuyện kế toán lương: Cuối năm công ty họp, sếp nói là: Tết năm nay được nghỉ 4 ngày nhé, từ 15/2 đến 18/2 Thưởng tết… blah blah… Trong thời gian nghỉ tết, anh D và anh M sẽ đi làm sớm từ ngày 17 và 18/2 để giám sát bộ phận sản xuất. Yêu cầu bộ phận kế toán theo dõi số ...

Chuyện kế toán lương:

Cuối năm công ty họp, sếp nói là:

  • Tết năm nay được nghỉ 4 ngày nhé, từ 15/2 đến 18/2
  • Thưởng tết… blah blah…
  • Trong thời gian nghỉ tết, anh D và anh M sẽ đi làm sớm từ ngày 17 và 18/2 để giám sát bộ phận sản xuất.
  • Yêu cầu bộ phận kế toán theo dõi số ngày nghỉ lễ và tình hình nhân viên đi làm trong ngày nghỉ lễ để có chế độ lương thưởng phù hợp. Ra tết gửi cho tôi bảng chấm công bằng excel nhé.

Thế có chết không chứ lị. Sinh viên mới ra trường như mình đã có kinh nghiệm làm cái này đâu.

Làm tay thì được chứ làm trên excel thì khó quá. Chả biết mấy câu hỏi sau trả lời thế nào:

  • Làm sao để excel tự hiểu được ngày nào trong tháng là ngày lễ?
  • Đếm số ngày được nghỉ lễ trong tháng như thế nào?
  • Nếu đi làm vào ngày lễ thì chấm công và tính công như thế nào?

Lên mạng tìm kiếm sự trợ giúp thì mãi không ra. Phen này lại phải cầu cứu HEO thôi.

Mình gửi yêu cầu như thế này:

HEO trả lời rằng cái này dễ thôi. Hãy làm như sau:

Bước 1: thêm 1 dòng để kiểm tra ngày trong tháng là ngày lễ hay ngày thường

Công thức được sử dụng là

=IF(E4=””,0,IF(COUNTIF($B$15:$B$18,E4)=1,2,1))

Giải thích công thức 1 chút:

IF(E4=””,0        tức là mệnh đề nếu ô ngày trong tháng rỗng, thì loại ngày là 0 (không có ngày)

IF(COUNTIF($B$15:$B$18,E4)=1    tức là mệnh đề nếu đếm giá trị ở E4 xét trong vùng B15:B18 (vùng chứa ngày nghỉ lễ), có giá trị bằng 1 (tức là ô ngày này có xuất hiện trong danh sách ngày nghỉ lễ)

Kết quả trả về là 2 => Là ngày nghỉ lễ, quy ước hệ số là 2

Nếu không phải ngày lễ, kết quả trả về là 1 => Ngày thường, quy ước hệ số là 1

Như vậy ta có 3 loại kết quả:

  • Kết quả = 0 là không có ngày
  • Kết quả = 1 là ngày thường
  • Kết quả = 2 là ngày lễ

Khóa học Excel kế toán online tại Hà Nội

Bước 2: Xây dựng công thức tính số ngày nghỉ lễ

Tiếp tục chuyên mục giải thích công thức

=COUNTIFS($E$5:$AI$5,2,E7:AI7,””)

Ở đây sử dụng công thức COUNTIFS (có S chứ không phải COUNTIF, tức là đếm theo nhiều điều kiện, cụ thể là ở đây có 2 điều kiện)

  • Vùng từ E5 đến AI5, với điều kiện là giá trị = 2 (vùng này cố định để có thể giữ nguyên khi filldown công thức)
  • Vùng từ E7 đến AI7, với điều kiện là giá trị rỗng (không có ký hiệu chấm công, vùng này không cố định để có thể thay đổi khi filldown cho những nhân viên tiếp theo)

Bước 3: Đếm số ngày đi làm vào ngày lễ

=COUNTIFS($E$5:$AI$5,2,E7:AI7,”<>”)

Công thức sử dụng ở đây chỉ khác với đi làm 1 chút, là “<>” có nghĩa là khác rỗng (có chứa ký hiệu chấm công vào ngày lễ)

*** Quá hay phải không nào. Chưa bao giờ việc chấm công, tính lương lại trở nên đơn giản và dễ hiểu như vậy.

Cảm ơn HEO nha.

—–

Để có thể nâng cao kỹ năng Excel trong công việc kế toán tiền lương, nhân sự, các bạn có thể tham gia khóa học

TL01 – ứng dụng EXCEL VBA trong TIỀN LƯƠNG – NHÂN SỰ

khóa học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về công việc kế toán tiền lương, hành chính, nhân sự trong thực tế và các kỹ năng excel kết hợp với VBA để giải quyết công việc, tối ưu hiệu suất của bạn.

0