03/06/2017, 23:26
Cha ông ta có câu: "Học đi đôi vài hành". Em hiểu lời dạy đó như thế nào?
Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nhưng cần học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cha ông ta từng căn dặn: “Học đi đôi với hành”. "Học" là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một ...
Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nhưng cần học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cha ông ta từng căn dặn: “Học đi đôi với hành”.
"Học" là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy gọi là quá trình tự học: học trong sách vờ, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đinh và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.
Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu. Công việc của người nông dàn làm việc trên đồng ruộng rất khác với người kĩ sư nông nghiệp làm việc trong phòng nghiên cứu. Tương tự, người công nhân vận hành máy móc trong nhà máy về bản chất rất khác với nhà khoa học thí nghiệm trong phòng chuyên dụng,... Điểm khác ấy chính là mức dộ lao động của mỗi đối tượng.
Ta có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như nhận thức được đa số. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì lớp lớp cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đảm bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần học giỏi, nắm vững được những kiến thức cần thiết.
Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hoá vai trò của học bởi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không hề có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thi chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết nổi một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.
Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
Học đi đôi với hành, quan niệm ấy không mới bởi cha ông ta đã đặt ra vấn đề đó từ vài thế kỉ trước (Văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một bằng chứng sinh động) song là đó kim chỉ nam cho phương hướng học tập, rèn luyện của mọi người, mọi thời. Trong xã hội, chúng ta cần phổ biến rộng rãi, hiệu quả cách học này để đạt hiệu quả học tập cao nhất.
Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu. Công việc của người nông dàn làm việc trên đồng ruộng rất khác với người kĩ sư nông nghiệp làm việc trong phòng nghiên cứu. Tương tự, người công nhân vận hành máy móc trong nhà máy về bản chất rất khác với nhà khoa học thí nghiệm trong phòng chuyên dụng,... Điểm khác ấy chính là mức dộ lao động của mỗi đối tượng.
Ta có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như nhận thức được đa số. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì lớp lớp cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đảm bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần học giỏi, nắm vững được những kiến thức cần thiết.
Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hoá vai trò của học bởi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không hề có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thi chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết nổi một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.
Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
Học đi đôi với hành, quan niệm ấy không mới bởi cha ông ta đã đặt ra vấn đề đó từ vài thế kỉ trước (Văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một bằng chứng sinh động) song là đó kim chỉ nam cho phương hướng học tập, rèn luyện của mọi người, mọi thời. Trong xã hội, chúng ta cần phổ biến rộng rãi, hiệu quả cách học này để đạt hiệu quả học tập cao nhất.