04/06/2018, 11:01

Cây khổ sâm và công dụng của cây khổ sâm

Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay dân gian còn gọi cây khổ sâm cho lá là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái). 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA KHỔ SÂM Cù đèn, co chạy đón (Thái) 2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA KHỔ SÂM ...

Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay dân gian còn gọi cây khổ sâm cho lá là Khổ sâm Bắc bộ, cây cù đèn, cây co chạy đón (dân tộc Thái).

gai-doi-cot-song

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA KHỔ SÂM

Cù đèn, co chạy đón (Thái)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA KHỔ SÂM

Lá. Thu hái khi cây đang có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng.

3. CÔNG DỤNG CỦA KHỔ SÂM

Chữa ung nhọt, lở loét, viêm mũi, ỉa ra máu, viêm loét dạ dày, tá tràng, lỵ, đau bụng, tiêu hoá kém. Ngày 16-20g lá sao vàng, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nước sắc đặc để rửa, chữa mụn nhọt, lở ngứa.

4. TÊN KHOA HỌC CỦA KHỔ SÂM

Tên khoa học của cây khổ sâm là CROTON TONKINENSIS Gagnep thuộc họ EUPHORBIACEA

5. MÔ TẢ CỦA KHỔ SÂM

c22

Cây nhỏ, cao 1-1,5m. Lá mọc so le, có khi tụ họp 3-4 lá như kiểu mọc vòng, hai mặt có lông óng ánh như lá nhót, dày hơn ở mặt dưới, 3 gân toả từ gốc. Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, đơn tính cùng gốc. Quả có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trứng, màu nâu.

6. MÙA HOA QUẢ CỦA KHỔ SÂM

Tháng 5-8.

7. PHÂN BỐ CỦA KHỔ SÂM

Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi.

Trên đây là một số thông tin về cây khổ sâm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây khổ sâm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)

0