20/07/2018, 10:33

Cây bìm bịp là gì?

Cây bìm bịp là loại cây mọc khá phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta, đây là loại rau rừng quen thuộc với bộ đội trong thời kỳ chiến tranh. Ngày này, chúng ta vẫn dùng rau này để ăn sống hoăc nấu canh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây còn là một vị thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền. Sau ...

Cây bìm bịp là loại cây mọc khá phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta, đây là loại rau rừng quen thuộc với bộ đội trong thời kỳ chiến tranh. Ngày này, chúng ta vẫn dùng rau này để ăn sống hoăc nấu canh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây còn là một vị thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền. Sau đây, caythuocdangian.com sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin và công dụng cụ thể của loại cây này.

Nội Dung Chính Gồm:

Cây bìm bịp là gì?

Còn có tên gọi khác là xương khỉ, mảnh cộng, bìm bìm. Tên khoa học là Clinacanthus nutans, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

cây bìm bịp

Mô tả

Là một cây thuốc nam quý, thân nhỏ, mọc thành bụi, cao hơn 2m. Lá nguyên, cuống ngắn, hơi nhẵn, có màu xanh thẫm, phía mặt dưới lá có nhiều gân. Hoa có màu đỏ hoặc hồng, rũ xuống ở ngọn. Tràng hoa có 2 môi, môi dưới có 3 răng, bao phấn vàng xanh. Quả hình trùy, dài 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.

cây bìm bịp

Phân bố và thu hái

Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều ở khắp nơi ở Việt Nam, đặc biêt là các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Nam nước ta.

Cây thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong cây có chứa nhiều khoáng chất, tamin, flavon, glycoside, cerebrosid và glycerol. Đây là những thành phần có tác dụng trị mụn rộp ở miệng rất tốt.

Theo đông y, bìm bịp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, tiêu thũng, hạ sốt, chống viêm.

Tác dụng của cây bìm bịp

1. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Bài thuốc 1: Lấy 30g cây bìm bịp, 40g cây xạ đen, sắc cùng với 1 lít nước uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng 200g cây bìm bịp tươi xay lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 3: Dùng độc vị cây bìm bịp khô 100g nấu với 1 lít nước, uống trong ngày.

cây bìm bịp khô

2. Chữa thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng: Dùng 80g lá bìm bịp tươi, 50g lá ngải cứu tươi, 50g củ sâm đại hành, đem giã nhuyễn rồi xào nóng với dấm. Để nguội bớt, còn âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, cố định bằng băng, làm vào buổi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày.

Vừa đắp, vừa áp dụng kết hợp với bài thuốc uống sau. Lấy 12g cây bìm bịp, 12g đậu đen rang thơm, 12g dây trâu cổ,10g dây tơ hồng xanh, 12g ba kích nhục, 12g cẩu tích, 12g đỗ trọng, 12g đương quy, 16g thục địa chế và 16g tang ký sinh, sắc với 1,2l nước cho đến khi còn 300ml, chia uống 2-3 lần trong ngày sau bữa ăn. Dùng liên tục 5-15 ngày, đối với bài thuốc này khi uống nên kiêng ăn măng.

3. Trị khớp sưng đau: Lấy 80g cả cây bìm bịp (cả cành và lá), 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g cả cây trâu cổ, 20g tầm gửi cây dâu tằm, sắc với 1,2 lít nước, cho đến khi còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn. Liệu trình 5-15 ngày.

4. Chữa viêm loét ở miệng: Cho 50g lá bìm bịp tươi đã rửa sạch vào cối, thêm một ít nước lọc rồi giã nát, vắt lấy nước cốt để uống và dùng bã đắp lên vết lở loét. Làm liên tục trong một vài ngày cho đến khi khỏi.

5. Chữa bệnh viêm gan, vàng da: Lấy 30g cây bìm bịp, 15g lá vọng cách, 20g râu ngô, 15g trần bì và 10g sâm đại hành sắc với 1,5 lít nước, cho đến khi còn 800ml, chia uống trong ngày.

6. Trị bong gân, sưng đau: Dùng 80g cây bìm bịp tươi, 50g sâm đại hành và 50g ngải cứu tươi, giã nát rồi xào nóng với dấm, khi còn ấm thì đắp lên vết thương, dùng băng gạc cố định lại trong 5-6 tiếng. Làm liên tục trong 5-10 ngày.

7. Chữa đau sưng mắt: Giã nhuyễn lá bìm bịp tươi rồi đắp lên mắt vừa giảm đau vừa giảm sưng.

Lưu ý

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất minh họa, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng.


0