Cấu trúc ôn thi học kì 2 khối 10 các môn Văn, Sử, Địa…
Kì thi cuối năm đã đến gần, với mong muốn giúp các em đạt điểm cao trong kì thi này, Dethikiemtra gửi tới các em: Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Sử – Địa năm học 2016 – 2017. Hướng dẫn cấu trúc ôn tập Kiểm tra học kỳ 2 năm học 2016-2017 1. Môn Văn 10 (A) ...
Kì thi cuối năm đã đến gần, với mong muốn giúp các em đạt điểm cao trong kì thi này, Dethikiemtra gửi tới các em: Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Văn – Sử – Địa năm học 2016 – 2017.
Hướng dẫn cấu trúc ôn tập
Kiểm tra học kỳ 2 năm học 2016-2017
1. Môn Văn 10
(A) Yêu cầu:– Kiểm tra, đánh giá kiến thức học kì 2 .
– Đánh giá năng lực đọc – hiểu các văn bản của học sinh.
– Rèn năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản cho học sinh.
(B) Nội dung ôn tập cụ thể
(1) Dạng câu hỏi Đọc – hiểu
Chú ý các bài sau trong SGK
– Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu )
– Tác giả Nguyễn Trãi.
– Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi)
– Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ)
– Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
– Tác giả Nguyễn Du
– Trao duyên
– Chí khí anh hùng
– Hiền tài là nguyên khí quốc – Thân Nhân Trung
Các văn bản ngoài chương trình (sách báo, internet, bài đọc thêm…)
Tiếng Việt – Làm văn: Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học – Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ – Các phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, … – Các phương thức biểu đạt, Các biện pháp tu từ – Các phép liên kết hình thức…
Cần chú ý các phương diện sau:
– Đặc trưng thể loại, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác, đóng góp của tác giả, vị trí tác phẩm.
– Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm.
– Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm, các biện pháp tu từ nổi bật, ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm v.v…
– Nhận diện các phong cách ngôn ngữ , nhận diện các biện pháp tu từ và nêu tác dụng, chi tiết nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật, xác định các phương thức biểu đạt/ phương thức biểu đạt chính, các phép liên kết và hiệu quả…
– Nhận diện lỗi về diễn đạt: chính tả, dùng từ,ngữ pháp và biết cách sửa lỗi theo những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
(2)Tạo lập văn bản (Làm văn)
Chú ý các văn bản:
– Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu )
– Tác giả Nguyễn Trãi.
– Đại cáo bình ngô ( Nguyễn Trãi)
– Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ)
– Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm)
– Tác giả Nguyễn Du
– Trao duyên
– Chí khí anh hùng.
* Bài văn nghị luận cần đảm bảo các bước sau:
– Nêu vấn đề nghị luận
– Giới thiệu khái quát: tác giả, tác phẩm, giải thích…
– Phân tích:
+ các luận điểm (phân tích nội dung kết hợp nghệ thuật)
– Đánh giá chung
* Tích hợp nghị luận xã hội (ý nghĩa của vấn đề bàn luận đối với thực tiễn đời sống)
– Kết luận.
2. Môn Lịch Sử 10
(1). Chương trình chuẩn: (CTC)
* Phần Lịch sử Việt Nam:
– Chương II. Việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
– Chương III. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
– Chương IV. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX)
* Phần Lịch sử thế giới:
– Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
(2). Chương trình nâng cao: (CTNC)
* Phần Lịch sử thế giới:
– Chương VII. Sự suy vong của chế độ phong kiến Tây Âu.
+ Bài 16. Những phát kiến lớn về địa lí
+ Bài 17. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
+ Bài 18. Phong trào văn hóa Phục hưng
*Phần lịch sử Việt Nam:
– Chương IV. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
– Chương V. Viêt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
– Chương VI. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
+ Bài 38. Sự thành lập và tổ chức vương triều Nguyễn
- Khối 11
(1). Chương trình chuẩn: (CTC)
* Phần Lịch sử thế giới:
Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
* Phần Lịch sử Việt Nam:
– Chương I. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
– Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
+ Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp.
(2). Chương trình nâng cao: (CTNC)
* Phần Lịch sử thế giới:
– Chương X. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
*Phần Lịch sử Việt Nam:
– Chương I. Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
– Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất (1918)
+ Bài 37. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và tư tưởng ở Việt nam đầu thế kỉ XX.
3. Môn Địa Lý 10
Chương VIII: Địa lí công nghiệp:
– Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
– Địa lí ngành công nghiệp năng lượng
– Địa lí ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
– Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét….
Chương IX: Địa lí dịch vụ:
– Vai trò của dịch vụ. Các nhân tố ảnh hưởng dịch vụ.
– Vai trò và đặc điểm của giao thông vận tải. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải.
– Địa lí các ngành giao thông vận tải.
– Địa lí ngành thương mại.
– Thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét….
—– HẾT —–