05/02/2018, 12:14

Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài tập làm văn số 6 lớp 8

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 1 2 Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường ...

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 1 2 Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 2 3 Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 3 4 Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Dàn ý Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 1 Khi đất nước mỗi ngày một tiến bộ, thì nhu cầu hưởng thụ, tiếp nhận thông tin để phát triển trí tuệ, tâm hồn… càng cao. Các phương tiện truyền thong như tivi, báo chí, internet càng thể hiện rõ giá trị, vai trò của mình. Một trong những thứ quan trọng nhất, giúp ta trau dồi kiến thức cũng như nhận thức cá nhân chính là sách. Sách- một người thầy, người bạn lớn của mỗi chúng ta, đúng như M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”. Câu nói của M.Goroki được bắt đầu bằng từ “hãy” cho thấy đây là một lời khuyên, lời yêu cầu, thể hiện quan điểm của ông về 2 thứ: “kiến thức con người” và “sách”. Chúng là 2 thứ tưởng chừng khác biệt nhau vì chúng ở 2 thể khác nhau, một tồn tại dưới dạng “vật chất” (sách), một thì tồn tại dưới dạng “tinh thần”, bằng những gì mình tích lũy được, thế nhưng lại bao trùm lấy nhau, tạo nên mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ. Kiến thức là một khái niệm trừu tượng mà mỗi con người đều mong muốn, khao khát có được nó trên đường đua của nhân loại. Nó là con đường duy nhất để giúp mỗi con người không chỉ vượt lên chính bản thân mình mà còn là vượt lên trên những con người khác. Kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó. Có thể là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. Kiến thức khai sáng cho nền văn minh nhân loại. Con người từ xưa đến nay sống nhờ vào kiến thức mình có, kiến thức mở đường cho con người đi đến tương lai, càng tích lũy kiến thức, con người càng mở rộng những hiểu biết của mình về nhiều khía cạnh của một vấn đề hay về nhiều vấn đề. Hãy thử hình dung nếu con người không có tri thức, con người sẽ không còn là con người mà là một động vật cấp thấp nào đó trong tự nhiên, con người sẽ nhỏ bé, sống khắc khoải, không biết sự mở đầu, không biết khi nào sẽ là kết thúc, sống một cách vô định… nhưng con người có một thứ mà không một sinh vật nào trên trái đất này có thể sánh bằng. đó là tri thức, nó vừa là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp con người gạt bỏ đi những hiểm nguy rình rập, vừa là sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ, nhận thức được sự sống. Con người dùng tri thức của mình cho nhiều mục đích khác nhau. tri thức đưa con người vượt xuyên thời đại, tái hiện một hoàn cảnh lịch sử, gợi lên một hình ảnh trong tương lai. tri thức mang con người lên tầm cao của sự thành công cuộc sống và sự tồn tại. Kiến thức nằm trong rất nhiều thứ, qua lời giảng của thầy cô, báo chí, cuộc sống của chúng ta,…, đặc biệt là sách-một người bạn lớn. Sách là dạng tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội . Sách như chiếc hộp đựng mọi thứ, trong đó có kiến thức, kinh nghiệm sống và cả cảm xúc con người. Ngoài ra nó còn là những viên gạch xây nên những thành tựu của con người. sách là những điều mới lạ mà ta đang khai phá cho chính bản thân mình. Là phương tiện tuyền đạt kiến thức vượt không gian và thời gian, là cách giải trí ko bao h lỗi thời của loài người và là nguồn tài liệu khồng lồ. Trong cuộc đời mỗi người, từ khi còn nhỏ đến lúc lớn lên học tập đều cần có sách.Vậy sách là kho tàng vô cùng quý giá đối với nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Sách cũng chính là người bạn luôn cùng ta chia sẻ những cảm xúc của cuộc sống. Cũng như chúng ta đều biết, "Không có sách thì không có tri thức" ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế cuộc sống, từ mọi người xung quanh thì sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình.Nó là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách ta sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn dắt vào Thế Giới của sách, ta sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay.Cũng như M.Gorki nói:"Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống". Câu nói của M.Gorki thì lại càng tuyết phục vì nó đúc kết từ chính cuộc đời ông, không được đến trường nhiều. Ông không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn về thực tế và qua việc tự học cho nên bản thân ông đã là nhân chứng hùng hồn cho câu nói "Hãy yêu sách,…..". Không những thế ngoài ông ra còn có nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mày mò qua sách như Edison, Einstein,… Lợi ích của sách vở tác động không chỉ đến trong 1 lúc, mà hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho người ta nguồn hiểu biết vô tận về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới, ko chỉ hôm nay mà cả trong quá khứ, vài chục năm, trăm năm, đến cả ngàn năm. Sách dạy cho ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng đối xử đẹp trong đời sống. Khi đọc sách, ta thấy giữa người trong sách và bản than mình thật là gần gũi. Hiểu dc cách nghĩ, cách sống và cả những ước nguyện cao cả của họ. Đôi khi ta nhập mình vào với họ, cùng cay đắng, sướng vui, lo toan, hồi hộp với họ. Tứ cuộc đời họ, ta rút ra nhiều bài học quý giá cho chính mình. Sách cuncg cấp cho con người biết bao nhiêu điều bổ ích, lý thú, kì lạ. Sách thiên văn cho ta biết về vũ trụ bao la, từ Trái Đất ta có thể chu du khắpThái dương hệ, lên mặtt răng, đến Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao thổ, hay thâm chí là những vì sao xa xôichưa dc biết tên. Sách lịch sử đưa ta về thời quá khứ, tìm hiểu nhữ trận chiến ác liệt, những mốc vàng son oai hùng của dân tộc ta. Sách tự nhiên cho ta biết them về sinh vật chung quanh ta, từ loài nhỏ đến loài lớn. Sách địa lý đưa ta đi tham quan danh lam thắng cảnh. Sách đưa ta vào thế giới vĩ mô, cực nhỏ(vi mô) như các hạt vật chất…Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thong cảm với nhữgn cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc sống bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp của thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. Vai trò của sách to lớn là thế nên chúng ta cần phải yêu quý sách, trân trọng sách như 1 người bạn thực sự. Nghiền ngẫm lại trong vốn kiến thức ta tích lũy dc, là tương lai của mỗi người chúng ta, nó dc hinh dung ra 1 cách khá rõ rang và chắc chắn. Điều đó cho thấy sách như 1 mắc xích nối kiến thức với con người, như bản lề gắn kết chúng ta với tương lai, với cuộc sống xung quanh. Chính bởi thế, việc chọn sách và đọc sách 1 cách hiệu quả là rất quan trọng. Trên thị trường sách có rất nhiều loại, từ truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, những cuốn sách về tâm lí, nuôi dưỡng tâm hồn,…, mỗi loại mang đến cho ta những bài học sống khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta phải biết chọn những loại sách có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, tính cách, nhu cầu chính đáng. Phải lựa chọn những loại sách cung cấp kiến thức mà chúng ta cần trong hiện tại hoặc tương lai. Tránh tình trạng mua theo “phong trào”, rồi chỉ để “trưng” hay làm “thức ăn” cho mọt sách. Thứ hai, sách ấy nên vừa với túi tiền của chúng ta, trong việc chọn mua ta cũng không nên tuyệt đới về mặt hình thức. Vì có những quyển sách đẹp chưa chắc hay, những quyển “vắt ra nước” chưa chắc mất giá trị, mà trái lại nhiều người cho rằng sách càng “cổ” thì càng hay và quí ! Vả lại, cùng một nội dung nhưng do hình thức khác nhau như về bìa, loại giấy, chữ in…đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả của một số sách. Mỗi chúng ta nên sáng suốt chọn mua trong trường hợp này. Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai hay bất kì ai, chúng ta nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, ta có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được. Bên cạnh những dògn sách tốt nói trên, có những loại sách lại trái ngược hoàn toàn mà chúng ta cần tránh. Những sách ấy có nội dung ko lành mạnh, thường ko có ý nghĩa sâu sa mang lại lợi ích hay cung cấp kiến thức cho chúng ta. Chúng đi theo chủ nghĩa “thực dụng”, chỉ vì lợi ích cá nhân trước mắt mà đánh mất đi bản chất tốt đẹp của sách. Thiết nghĩ, nếu đã là những người viết sách, in sách, những người ta có thể tạm gọi là “ người làm ra kiến thức”, thì chúng ta phải biết trân trọng cái giá trị cao đẹp của sách, trân trọng niềm tin và lợi ích chung của mọi người, cũng như tự gìn giữ cho phẩm hạnh luôn trong sang, giữ long tự trọng… Khi đã chọn dc cho mình những quyển sách ưa thích, thì việc đọc sách như thế nào là đúng là vấn đề đáng quan tâm tiếp theo. Chúng ta nên đọc thật chăm chú, dừng lại ở những chỗ rắc rối, khó hiểu, gạch chân những ý chính, những trọng tâm trong nội dung đang đọc. Theo mình, ta có thể lập thành 7 bước đọc sách đúng đắn: Xác định mục đích đọc sách; Tìm hiểu xuất xứ sách; Xem mục lục; Xem lời giới thiệu, lời tựa; Đọc phần tóm tắt cuối sách; Đọc lướt vài đoạn; Và sau cùng là đọc thực sự( đọc đi sâu). Khi đọc cần tích cực tư duy, tập trung chú ý cao độ, rèn luyện và ghi chép 1 cách khoa học, có chọn lọc…Tất cả sẽ giúp bạn ngày càng hoạn thiện bản thân hơn, sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn.. Quả thực câu nói của M.Gorki :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thưc, chỉ có kiến thức mới là con dg sống” thưc sự rất đúng đắn. Chúng ta fai biết chọn, trân trọng, giu gin những cuốn sách như những người bạn thực sự. Tiếp nhận tri thức trg sách như cây xanh tiếp nhận ánh sang mặt trời để lớn lên. Có kiến thức là có tất cả, cũng như M.Gorki, A.U-Pit cũng từng có một câu nói rất hay, nhận định rất chính xác về sách mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ như hành trang theo ta suốt cuộc đời: “Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời” Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 2 Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói: "Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt! Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,…trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",… những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán – Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,… sẽ đời đời bất tử. Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,… Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế! Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt". "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết: "Nên thợ, nên thầy vì có học, No ăn, no mặc bởi hay làm". (Bảo kính cảnh giởi – bài 46) Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung). Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội. Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,… biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh. Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách. Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 3 Sách đã có mặt trong cuộc sống của con người từ rất xa xưa. Ban đầu sách được làm từ các thanh tre, trúc, nứa gỗ…, sang thế kỉ XV sách mới được làm ra từ giấy. Trong cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Chính vì thế, Mác-xim Goóc- ki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy sách là gì? Theo A.Ghéc- xen (quan niệm ngày xưa): Sách là di huấn tinh thần của thế này đối với thế hệ khác: đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống…, Nhưng trong sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnh được tìm ra và chọn lọc qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi và máu, sách báo là cương lĩnh của tương lai. Theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ của nhân loại từ xưa đến nay. Còn kiến thức là gì? Kiến thức là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống. Khi chúng ta muốn giải một bài văn thì chúng ta cần có một kĩ năng giải bài văn và cách viết bài văn ấy. Con đường sống là con đường phát triển trí tuệ. Theo M.I Xa-cốp-xki, sách là nguồn kiến thức của con người, do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Vì vậy, sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Sách có một tầm quan trọng trong đời sống của con người. Sách là công cụ, là phương tiện để giao tiếp với nhau. Từ xa xưa, con người đã có những phát minh vĩ đại trong khoa học kĩ thuật, những tác phẩm văn học tuyệt vời, những ý kiến và những câu hỏi chưa được thống nhất và giải đáp. Nhờ sách mà con tìm ra sự thật, tìm ra được chân lí đúng đắn cho nhân loại. Sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp cho con người ngày nay có thể hiểu được lịch sử phát triển của đất nước, tạo nên một niềm tự hào dân tộc. Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Nó mở ra cho con người thấy những bí mật và quy luật của thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những bí mật và quy luật thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những quy luật đó để trở thành người chủ trái đất; người cải tạo trái đất và người sáng tạo một thế giới mới tốt đẹp hơn. Sách cung cấp kiến thức cho con người về mọi mặt: tự nhiên, xã hội, giúp con người hiểu biết rộng hơn, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống hiện đại. Sách là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong quyển sách. Sách như màn ảnh nhỏ đưa con người đi du lịch trên khắp thế giới. Ai yêu mến sách sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu người bạn trung thành, một người bạn đường trong mọi thành công trong mọi việc làm của mình. Sách là người khuyên bảo hữu ích, người đồng chí vui vẻ, người an ủi chân tinh. Khi đọc, khi nghiên cứu, khi suy nghĩ, chúng ta có thể giải trí một cách lành mạnh, trong sạch: có thể sử dụng tốt thời gian rãnh rỗi vào bất cứ lúc nào và trong mọi hoàn cảnh. Sách không những mở rộng được tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của chúng ta trong suốt cuộc đời, sách đã và đang là người giúp đỡ, là người thầy, người bạn tâm tình của chúng ta. Đứng sau “ Thuế máu” là một Hồ Chí Minh – một người thầy vĩ đại của văn học, của chính trị, của ngoại giao. Đứng sau “Đi bộ ngao du” là một Rút-xô – một bậc thầy của giáo dục… Chúng ta hãy học cách tôn trọng những cuốn sách, chúng ta hãy nhớ rằng sách do con người tạo ra, vì vậy chúng ta tôn trọng sách cũng là tôn trọng con người. Chúng ta yêu sách nhưng không mù quáng như Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xéc-van-tex. Chúng ta cũng phải biết lựa chọn sách tốt, tránh xa những sách có hại. Theo Đề-các: “Đọc những cuốn sách tốt…hơn nữa, đấy lại là các cuộc chuyện trò uyên bác mà trong đó. Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Dàn ý 1. Mở Bài : Đã từ lâu sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người….) Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được…. Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách…” 2. Thân Bài: Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không?…. Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ . Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn) Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì? Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc…. Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức. Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu…).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn… Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình. Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức…..) Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi. Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình. Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,dốt nát,mất tự do 3. Kết Bài: Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Bài viết liên quanTừ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành” – Bài tập làm văn số 6 lớp 8Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước – Bài tập làm văn số 6 lớp 8Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vậtBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợpBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 9: Axit nitric và muối nitrat (tiếp)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệpBài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài Ôn tập chương 2Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Xem nhanh nội dung

Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 1

Khi đất nước mỗi ngày một tiến bộ, thì nhu cầu hưởng thụ, tiếp nhận thông tin để phát triển trí tuệ, tâm hồn… càng cao. Các phương tiện truyền thong như tivi, báo chí, internet càng thể hiện rõ giá trị, vai trò của mình. Một trong những thứ quan trọng nhất, giúp ta trau dồi kiến thức cũng như nhận thức cá nhân chính là sách. Sách- một người thầy, người bạn lớn của mỗi chúng ta, đúng như M.Gorki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thưc mới là con đường sống”.

Câu nói của M.Goroki được bắt đầu bằng từ “hãy” cho thấy đây là một lời khuyên, lời yêu cầu, thể hiện quan điểm của ông về 2 thứ: “kiến thức con người” và “sách”. Chúng là 2 thứ tưởng chừng khác biệt nhau vì chúng ở 2 thể khác nhau, một tồn tại dưới dạng “vật chất” (sách), một thì tồn tại dưới dạng “tinh thần”, bằng những gì mình tích lũy được, thế nhưng lại bao trùm lấy nhau, tạo nên mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ. Kiến thức là một khái niệm trừu tượng mà mỗi con người đều mong muốn, khao khát có được nó trên đường đua của nhân loại. Nó là con đường duy nhất để giúp mỗi con người không chỉ vượt lên chính bản thân mình mà còn là vượt lên trên những con người khác. Kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó. Có thể là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể. Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.

Kiến thức khai sáng cho nền văn minh nhân loại. Con người từ xưa đến nay sống nhờ vào kiến thức mình có, kiến thức mở đường cho con người đi đến tương lai, càng tích lũy kiến thức, con người càng mở rộng những hiểu biết của mình về nhiều khía cạnh của một vấn đề hay về nhiều vấn đề. Hãy thử hình dung nếu con người không có tri thức, con người sẽ không còn là con người mà là một động vật cấp thấp nào đó trong tự nhiên, con người sẽ nhỏ bé, sống khắc khoải, không biết sự mở đầu, không biết khi nào sẽ là kết thúc, sống một cách vô định… nhưng con người có một thứ mà không một sinh vật nào trên trái đất này có thể sánh bằng. đó là tri thức, nó vừa là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp con người gạt bỏ đi những hiểm nguy rình rập, vừa là sự hiểu biết về thế giới xung quanh muôn màu muôn vẻ, nhận thức được sự sống. Con người dùng tri thức của mình cho nhiều mục đích khác nhau. tri thức đưa con người vượt xuyên thời đại, tái hiện một hoàn cảnh lịch sử, gợi lên một hình ảnh trong tương lai. tri thức mang con người lên tầm cao của sự thành công cuộc sống và sự tồn tại.

Kiến thức nằm trong rất nhiều thứ, qua lời giảng của thầy cô, báo chí, cuộc sống của chúng ta,…, đặc biệt là sách-một người bạn lớn. Sách là dạng tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống xã hội . Sách như chiếc hộp đựng mọi thứ, trong đó có kiến thức, kinh nghiệm sống và cả cảm xúc con người. Ngoài ra nó còn là những viên gạch xây nên những thành tựu của con người. sách là những điều mới lạ mà ta đang khai phá cho chính bản thân mình. Là phương tiện tuyền đạt kiến thức vượt không gian và thời gian, là cách giải trí ko bao h lỗi thời của loài người và là nguồn tài liệu khồng lồ.

Trong cuộc đời mỗi người, từ khi còn nhỏ đến lúc lớn lên học tập đều cần có sách.Vậy sách là kho tàng vô cùng quý giá đối với nhân loại, là nguồn kiến thức vô tận và không bao giờ cạn kiệt. Sách cũng chính là người bạn luôn cùng ta chia sẻ những cảm xúc của cuộc sống. Cũng như chúng ta đều biết, "Không có sách thì không có tri thức" ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế cuộc sống, từ mọi người xung quanh thì sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình.Nó là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Khi đọc sách ta sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn dắt vào Thế Giới của sách, ta sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay.Cũng như M.Gorki nói:"Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống". Câu nói của M.Gorki thì lại càng tuyết phục vì nó đúc kết từ chính cuộc đời ông, không được đến trường nhiều. Ông không học qua trường lớp nhiều nhưng lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn về thực tế và qua việc tự học cho nên bản thân ông đã là nhân chứng hùng hồn cho câu nói "Hãy yêu sách,…..".

Không những thế ngoài ông ra còn có nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mày mò qua sách như Edison, Einstein,…

Lợi ích của sách vở tác động không chỉ đến trong 1 lúc, mà hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho người ta nguồn hiểu biết vô tận về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới, ko chỉ hôm nay mà cả trong quá khứ, vài chục năm, trăm năm, đến cả ngàn năm. Sách dạy cho ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng đối xử đẹp trong đời sống. Khi đọc sách, ta thấy giữa người trong sách và bản than mình thật là gần gũi. Hiểu dc cách nghĩ, cách sống và cả những ước nguyện cao cả của họ. Đôi khi ta nhập mình vào với họ, cùng cay đắng, sướng vui, lo toan, hồi hộp với họ. Tứ cuộc đời họ, ta rút ra nhiều bài học quý giá cho chính mình.

Sách cuncg cấp cho con người biết bao nhiêu điều bổ ích, lý thú, kì lạ. Sách thiên văn cho ta biết về vũ trụ bao la, từ Trái Đất ta có thể chu du khắpThái dương hệ, lên mặtt răng, đến Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao thổ, hay thâm chí là những vì sao xa xôichưa dc biết tên. Sách lịch sử đưa ta về thời quá khứ, tìm hiểu nhữ trận chiến ác liệt, những mốc vàng son oai hùng của dân tộc ta. Sách tự nhiên cho ta biết them về sinh vật chung quanh ta, từ loài nhỏ đến loài lớn. Sách địa lý đưa ta đi tham quan danh lam thắng cảnh. Sách đưa ta vào thế giới vĩ mô, cực nhỏ(vi mô) như các hạt vật chất…Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thong cảm với nhữgn cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc sống bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp của thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.

Vai trò của sách to lớn là thế nên chúng ta cần phải yêu quý sách, trân trọng sách như 1 người bạn thực sự. Nghiền ngẫm lại trong vốn kiến thức ta tích lũy dc, là tương lai của mỗi người chúng ta, nó dc hinh dung ra 1 cách khá rõ rang và chắc chắn. Điều đó cho thấy sách như 1 mắc xích nối kiến thức với con người, như bản lề gắn kết chúng ta với tương lai, với cuộc sống xung quanh. Chính bởi thế, việc chọn sách và đọc sách 1 cách hiệu quả là rất quan trọng. Trên thị trường sách có rất nhiều loại, từ truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, những cuốn sách về tâm lí, nuôi dưỡng tâm hồn,…, mỗi loại mang đến cho ta những bài học sống khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta phải biết chọn những loại sách có nội dung lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, tính cách, nhu cầu chính đáng. Phải lựa chọn những loại sách cung cấp kiến thức mà chúng ta cần trong hiện tại hoặc tương lai. Tránh tình trạng mua theo “phong trào”, rồi chỉ để “trưng” hay làm “thức ăn” cho mọt sách. Thứ hai, sách ấy nên vừa với túi tiền của chúng ta, trong việc chọn mua ta cũng không nên tuyệt đới về mặt hình thức. Vì có những quyển sách đẹp chưa chắc hay, những quyển “vắt ra nước” chưa chắc mất giá trị, mà trái lại nhiều người cho rằng sách càng “cổ” thì càng hay và quí ! Vả lại, cùng một nội dung nhưng do hình thức khác nhau như về bìa, loại giấy, chữ in…đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả của một số sách. Mỗi chúng ta nên sáng suốt chọn mua trong trường hợp này.

Không phải bất kì quyển sách nào cũng bổ ích và không một quyển sách nào có thể thể hiện toàn bộ tri thức của nhân loại. Là một trí thức trẻ của tương lai hay bất kì ai, chúng ta nên tích lũy cho mình một “tủ” sách nho nhỏ. Đối với các sách “hiếm”, ta có thể photo, nhưng cần tăng cường thêm khâu bảo quản. Sách, nó là tài sản vô giá không gì đánh đổi được.

Bên cạnh những dògn sách tốt nói trên, có những loại sách lại trái ngược hoàn toàn mà chúng ta cần tránh. Những sách ấy có nội dung ko lành mạnh, thường ko có ý nghĩa sâu sa mang lại lợi ích hay cung cấp kiến thức cho chúng ta. Chúng đi theo chủ nghĩa “thực dụng”, chỉ vì lợi ích cá nhân trước mắt mà đánh mất đi bản chất tốt đẹp của sách. Thiết nghĩ, nếu đã là những người viết sách, in sách, những người ta có thể tạm gọi là “ người làm ra kiến thức”, thì chúng ta phải biết trân trọng cái giá trị cao đẹp của sách, trân trọng niềm tin và lợi ích chung của mọi người, cũng như tự gìn giữ cho phẩm hạnh luôn trong sang, giữ long tự trọng…

Khi đã chọn dc cho mình những quyển sách ưa thích, thì việc đọc sách như thế nào là đúng là vấn đề đáng quan tâm tiếp theo. Chúng ta nên đọc thật chăm chú, dừng lại ở những chỗ rắc rối, khó hiểu, gạch chân những ý chính, những trọng tâm trong nội dung đang đọc. Theo mình, ta có thể lập thành 7 bước đọc sách đúng đắn: Xác định mục đích đọc sách; Tìm hiểu xuất xứ sách; Xem mục lục; Xem lời giới thiệu, lời tựa; Đọc phần tóm tắt cuối sách; Đọc lướt vài đoạn; Và sau cùng là đọc thực sự( đọc đi sâu). Khi đọc cần tích cực tư duy, tập trung chú ý cao độ, rèn luyện và ghi chép 1 cách khoa học, có chọn lọc…Tất cả sẽ giúp bạn ngày càng hoạn thiện bản thân hơn, sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn..

Quả thực câu nói của M.Gorki :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thưc, chỉ có kiến thức mới là con dg sống” thưc sự rất đúng đắn. Chúng ta fai biết chọn, trân trọng, giu gin những cuốn sách như những người bạn thực sự. Tiếp nhận tri thức trg sách như cây xanh tiếp nhận ánh sang mặt trời để lớn lên. Có kiến thức là có tất cả, cũng như M.Gorki, A.U-Pit cũng từng có một câu nói rất hay, nhận định rất chính xác về sách mà mỗi chúng ta cần ghi nhớ như hành trang theo ta suốt cuộc đời: “Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”

Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 2

Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:

"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!

Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,…trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",… những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán – Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,… sẽ đời đời bất tử.

Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,… Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!

Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".

"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.

Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:

"Nên thợ, nên thầy vì có học,

No ăn, no mặc bởi hay làm".

(Bảo kính cảnh giởi – bài 46)

Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung).

Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.

Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,… biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.

Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.

Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".

Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Bài làm 3

Sách đã có mặt trong cuộc sống của con người từ rất xa xưa. Ban đầu sách được làm từ các thanh tre, trúc, nứa gỗ…, sang thế kỉ XV sách mới được làm ra từ giấy. Trong cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Chính vì thế, Mác-xim Goóc- ki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Vậy sách là gì? Theo A.Ghéc- xen (quan niệm ngày xưa): Sách là di huấn tinh thần của thế này đối với thế hệ khác: đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống…, Nhưng trong sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnh được tìm ra và chọn lọc qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi và máu, sách báo là cương lĩnh của tương lai. Theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ của nhân loại từ xưa đến nay.

Còn kiến thức là gì? Kiến thức là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống. Khi chúng ta muốn giải một bài văn thì chúng ta cần có một kĩ năng giải bài văn và cách viết bài văn ấy. Con đường sống là con đường phát triển trí tuệ. Theo M.I Xa-cốp-xki, sách là nguồn kiến thức của con người, do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Vì vậy, sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau.

Sách có một tầm quan trọng trong đời sống của con người.

Sách là công cụ, là phương tiện để giao tiếp với nhau. Từ xa xưa, con người đã có những phát minh vĩ đại trong khoa học kĩ thuật, những tác phẩm văn học tuyệt vời, những ý kiến và những câu hỏi chưa được thống nhất và giải đáp. Nhờ sách mà con tìm ra sự thật, tìm ra được chân lí đúng đắn cho nhân loại.

Sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp cho con người ngày nay có thể hiểu được lịch sử phát triển của đất nước, tạo nên một niềm tự hào dân tộc.

Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Nó mở ra cho con người thấy những bí mật và quy luật của thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những bí mật và quy luật thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những quy luật đó để trở thành người chủ trái đất; người cải tạo trái đất và người sáng tạo một thế giới mới tốt đẹp hơn. Sách cung cấp kiến thức cho con người về mọi mặt: tự nhiên, xã hội, giúp con người hiểu biết rộng hơn, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống hiện đại.

Sách là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong quyển sách.

Sách như màn ảnh nhỏ đưa con người đi du lịch trên khắp thế giới.

Ai yêu mến sách sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu người bạn trung thành, một người bạn đường trong mọi thành công trong mọi việc làm của mình. Sách là người khuyên bảo hữu ích, người đồng chí vui vẻ, người an ủi chân tinh. Khi đọc, khi nghiên cứu, khi suy nghĩ, chúng ta có thể giải trí một cách lành mạnh, trong sạch: có thể sử dụng tốt thời gian rãnh rỗi vào bất cứ lúc nào và trong mọi hoàn cảnh.

Sách không những mở rộng được tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của chúng ta trong suốt cuộc đời, sách đã và đang là người giúp đỡ, là người thầy, người bạn tâm tình của chúng ta. Đứng sau “ Thuế máu” là một Hồ Chí Minh – một người thầy vĩ đại của văn học, của chính trị, của ngoại giao. Đứng sau “Đi bộ ngao du” là một Rút-xô – một bậc thầy của giáo dục…

Chúng ta hãy học cách tôn trọng những cuốn sách, chúng ta hãy nhớ rằng sách do con người tạo ra, vì vậy chúng ta tôn trọng sách cũng là tôn trọng con người.

Chúng ta yêu sách nhưng không mù quáng như Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xéc-van-tex. Chúng ta cũng phải biết lựa chọn sách tốt, tránh xa những sách có hại. Theo Đề-các: “Đọc những cuốn sách tốt…hơn nữa, đấy lại là các cuộc chuyện trò uyên bác mà trong đó.

Câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? – Dàn ý

1. Mở Bài :

Đã từ lâu sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người….)

Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được….

Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng

Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách…”

2. Thân Bài:

Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không?….

Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .

Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)

Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?

Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại

Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc….

Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới

Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ng

0