15/01/2018, 12:18

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Động lực học vật rắn

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Động lực học vật rắn Trắc nghiệm vật lý lớp 12 có đáp án Trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Động lực học vật rắn có đáp án , là tài liệu tham khảo hay được Vndoc.com sưu tầm ...

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Động lực học vật rắn

Trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Động lực học vật rắn có đáp án

, là tài liệu tham khảo hay được Vndoc.com sưu tầm nhằm củng cố kiến thức chương động lực học vật rắn thông qua việc giải các câu hỏi trắc nghiệm, đã có đáp án. Mời các bạn tham khảo.

Tổng hợp công thức Vật lý lớp 12

Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 12 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Câu hỏi ôn tập Vật lý lớp 12: Động lực học vật rắn

Chủ đề 1: Chuyển động quay của vật rắn quanh 1 trục cố định

Câu 1: Một vật rắn đang quay xung quanh một trục cố định đi qua vật, một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có độ lớn vận tốc dài là một hằng số. Tính chất chuyển động của vật rắn đó là

A. quay đều.                   B. quay nhanh dần.

C. quay chậm dần.        D. quay biến đổi đều.

Câu 2: Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định đi qua vật thì một điểm xác định trên vật ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có

A. vectơ vận tốc dài biến đổi.          B. vectơ vận tốc dài không đổi.

C. độ lớn vận tốc góc biến đổi.       D. độ lớn vận tốc dài biến đổi.

Câu 3: Một vật rắn đang quay đều quanh một trục cố định đi qua vật. Vận tốc dài của một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có độ lớn

A.tăng dần theo thời gian.              B. giảm dần theo thời gian.

C. không đổi.                                     D. biến đổi đều.

Câu 4: Một vật rắn đang quay đều quanh một trục cố định đi qua vật. Một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có

A.vận tốc góc biến đổi theo thời gian.

B. vận tốc góc không biến đổi theo thời gian.

C. gia tốc góc biến đổi theo thời gian.

D. gia tốc góc có độ lớn khác không và không đổi theo thời gian.

Câu 5: Một vật rắn đang quay xung quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay)

A. quay được những góc không bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian.

B. ở cùng một thời điểm, không cùng gia tốc góc.

C. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc dài.

D. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc góc.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với chuyển động quay đều của vật rắn quanh một trục ?

A. Tốc độ góc là một hàm bậc nhất của thời gian.

B. Gia tốc góc của vật bằng 0.

C. Trong những khoảng thời gian bằng nhau, vật quay được những góc bằng nhau.

D. Phương trình chuyển động (phương trình toạ độ góc) là một hàm bậc nhất của thời gian.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với chuyển động quay nhanh dần đều của vật rắn quanh một trục?

A. Tốc độ góc là một hàm bậc nhất của thời gian.

B. Gia tốc góc của vật là không đổi và khác 0.

C. Trong những khoảng thời gian bằng nhau, vật quay được những góc không bằng nhau.

D. Phương trình chuyển động (phương trình toạ độ góc) là một hàm bậc nhất của thời gian.

Câu 8: Khi vật rắn quay đều quanh một trục cố định thì một điểm trên vật rắn cách trục quay một khoảng r có tốc độ dài là v. Tốc độ góc ω của vật rắn là

A. Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 12           B.Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12             C.Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12                   D.Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12
Câu 9: Khi vật rắn quay đều quanh một trục cố định với tốc độ góc ω (ω = hằng số) thì một điểm trên vật rắn cách trục quay một khoảng r có tốc độ dài là v. Gia tốc góc γ của vật rắn là
A. y = 0              B.Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12                C. Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12                D.Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12
Câu 10: Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng nửa bán kính của đu. Gọi ωA, ωB, γA, γB lần lượt là tốc độ góc và gia tốc góc của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A.ωA = ωB, γA = γB.            B. ωA > ωB, γA > γB.

C. ωA < ωB, γA = 2γB.        D. ωA = ωB, γA > γB.

Câu 11: Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn đều, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng nửa bán kính của đu. Gọi vA, vB, aA, aB lần lượt là tốc độ dài và gia tốc dài của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A.vA = vB, aA = 2aB.         B. vA = 2vB, aA = 2aB.

C. vA = 0,5vB, aA = aB.     D. vA = 2vB, aA = aB.

Câu 12: Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi ω = 112 rad/s. Tốc độ dài của một điểm ở trên cánh quạt và cách trục quay của cánh quạt một đoạn 15 cm là

A. 22,4 m/s.        B. 2240 m/s.         C. 16,8 m/s.            D. 1680 m/s.

Câu 13: Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi ω = 90 rad/s. Gia tốc dài của một điểm ở vành cánh quạt bằng

A. 18 m/s2.         B. 1800 m/s2.       C. 1620 m/s2.        D. 162000 m/s2.

Câu 14: Một cánh quạt của máy phát điện chạy bằng sức gió có đường kính khoảng 80 m, quay đều với tốc độ 45 vòng/phút. Tốc độ dài tại một điểm nằm ở vành cánh quạt bằng

A. 3600 m/s.       B. 1800 m/s.          C. 188,4 m/s.          D. 376,8 m/s.

Câu 15: Một bánh quay nhanh dần đều quanh trục cố định với gia tốc góc 0,5 rad/s2. Tại thời điểm 0 s thì bánh xe có tốc độ góc 2 rad/s. Hỏi đến thời điểm 6 s thì bánh xe có tốc độ góc bằng bao nhiêu ?

A. 3 rad/s.            B. 5 rad/s.              C. 11 rad/s.              D. 12 rad/s.

Câu 16: Từ trạng thái đứng yên, một bánh xe bắt đầu quay nhanh dần đều quanh trục cố định và sau 2 giây thì bánh xe đạt tốc độ 3 vòng/giây. Gia tốc góc của bánh xe là

A. 1,5 rad/s2.       B. 9,4 rad/s2.         C. 18,8 rad/s2.         D. 4,7 rad/s2.

Câu 17: Một cánh quạt dài 22 cm đang quay với tốc độ 15,92 vòng/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau thời gian 10 giây. Gia tốc góc của cánh quạt đó có độ lớn bằng bao nhiêu ?

A. 10 rad/s2.        B. 100 rad/s2.         C. 1,59 rad/s2.         D. 350 rad/s2.

Câu 18: Tại thời điểm t = 0, một vật rắn bắt đầu quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với gia tốc góc không đổi. Sau 4 s nó quay được một góc 20 rad. Góc mà vật rắn quay được từ thời điểm 0 s đến thời điểm 6 s là

A. 15 rad.             B. 30 rad.                 C. 45 rad.                D. 90 rad.

Câu 19: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với tốc độ góc 20 rad/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau 4 s. Góc mà vật rắn quay được trong 1 s cuối cùng trước khi dừng lại (giây thứ tư tính từ lúc bắt đầu quay chậm dần) là

A. 37,5 rad.         B. 2,5 rad.                C. 17,5 rad.              D. 10 rad.

Câu 20: Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với phương trình toạ độ góc : câu hỏi trắc nghiệm môn vật lý lớp 12, trong đó Câu hỏi trắc nghiệm môn Vật lý lớp 12tính bằng rađian (rad) và t tính bằng giây (s). Gia tốc góc của vật rắn bằng

A. Câu hỏi trắc nghiệm môn vật lý lớp 12rad/s2.            B. 0,5 rad/s2.            C. 1 rad/s2.              D. 2 rad/s

0