Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lý 11 bài 5 - Tiết 3 có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng ...
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm về bài học Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 3) để quý thầy cô và các em thuận tiện khi tham khảo. Hy vọng, đây sẽ là tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề của châu Phi
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Một số vấn đề của Mỹ La tinh
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Địa lý lớp 11: Hợp chủng quốc Hoa Kì (Tự nhiên và dân cư)
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11
Bài 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
Câu 2. Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng của các nước Tây Nam Á và Trung Á.
Câu 3. Dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 5.1. Lạm phát hằng năm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á thời kì 2002 - 2005
Năm |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
Mức lạm phát (%) |
7,5 |
8,0 |
9,2 |
8,7 |
- Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình lạm phát hằng năm của các nước khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á thời kì 2002 - 2005.
- Nhận xét và giải thích.
Câu 4. Hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền vào ô trống những nội dung thích hợp:
Câu 5. Nguồn tài nguyên dầu mỏ có nhiều nhất ở quốc gia nào ở khu vực Tây Nam Á:
a. A-rập-xê-ut b. Cô-oet c. I-rắc d. I-ran
Câu 6. Tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á là:
a. Đạo Hồi b. Đạo Phật c. Thiên Chúa giáo d. Đạo Ấn
Câu 7. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng bố, chiến tranh ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á là do:
a. Vị trí địa lí - chính trị. c. Tôn giáo.
b. Tài nguyên dầu mỏ. d. Tất cả các ý trên.
Câu 8. Khu vực có lượng dầu thô tiêu dùng cao nhất thế giới hiện nay là:
a. Bắc Mĩ. b. Tây Nam Á. c. Trung Á. d. Tây Âu.
Câu 9. Vườn treo Ba-bi-lon thuộc quốc gia:
a. Ả-rập b. I-rắc c. I-ran d. Li-băng
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung
Câu 2. Chứng minh rằng, khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu của các nước khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
- Thế mạnh về nguồn tài nguyên dầu khí: Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm trên 50% trữ lượng của thế giới.
- Sự phát triển của ngành khai thác dầu khí (so sánh lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng): Công nghiệp khai thác dầu mỏ phát triển mạnh, sản lượng khai thác của một số nước năm 2003: Ả-rập Xê-út (263 tỉ thùng), I-ran (131 tỉ thùng), I-rắc (115 tỉ thùng),...
- Sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu thô tiêu dùng. Cụ thể:
- Trung Á: lượng dầu thô khai thác là 1172,8 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng là 503 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
- Tây Nam Á: lượng dầu thô khai thác 21356,6 nghìn thùng/ngày, lượng dầu thô tiêu dùng 6117,2 nghìn thùng/ngày (năm 2003).
- Vị trí của ngành khai thác dầu mỏ trong cơ cấu nền kinh tế của khu vực: các nước này có sản lượng khai thác và xuất khẩu nhiều dầu lửa lớn nhất trên thế giới. Sản lượng dầu lửa ở Tây Nam Á cung cấp 80% nhu cầu dầu mỏ cho Nhật Bản, 70% nhu cầu cho các nước EU và 40% nhu cầu cho Hoa Kì. Nguồn thu từ dầu mỏ của các chiếm đến gần 90% giá trị GDP, thu nhập bình quân đầu người cao cũng nhờ dầu mỏ.
Kết luận: từ những lí do trên chứng tỏ ngành khai thác dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng, chủ yếu của các nước Tây Nam Á và Trung Á.
Câu 3.
a. Vẽ biểu đồ đường.
- Trục tung: tỉ lệ lạm phát (đơn vị: %)
- Trục hoành: Năm.
b. Nhận xét và giải thích
- Nhận xét
- Mức lạm phát tăng từ năm 2002 đến năm 2004 và năm 2005 có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, mức lạm phát của khu vực Tây Nam Á và Trung Á vẫn còn cao (số liệu để chứng minh).
- Giải thích:
- Mức lạm phát cao do nền kinh tế phát triển không ổn định. Trong thời gian gần đây, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự không ổn định về tình hình an ninh chính trị .
Câu 4.
Đáp án phần trắc nghiệm khách quan: 5b, 6a, 7d, 8a, 9b.