Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 6 Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 bao gồm các câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung trọng tâm ...
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6
bao gồm các câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung trọng tâm của bài học, hỗ trợ quá trình giảng dạy ra câu hỏi đố của thầy cô cũng như tự ôn luyện tìm hiểu của học sinh trong quá trình học môn Văn lớp 6.
Câu 1: Theo truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh kéo dài trong thời gian bao lâu?
A. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
B. Hai bên giao chiến suốt mười năm.
C. Hai bên đánh nhau suốt một năm ròng.
D. Năm nào hai bên cũng đánh nhau.
Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.
B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học.
C. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.
D. Nhận thức và giải thích hiện thực không dựa trên cơ sở thực tế.
Câu 3: Những yếu tố cơ bản để tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
A. Những chi tiết hoang đường là sản phẩm của sự tưởng tượng hư cấu của nhân dân.
B. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo mang đậm màu sắc dân gian.
C. Các sự kiện chân thực của lịch sử.
D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo.
Câu 4: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
A. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
B. Sơn Tinh và Thủy Tinh đã có mối oán thù từ trước.
C. Việc Hùng Vương kén rể.
D. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
Câu 5: Chi tiết nào trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh không mang yếu tố tưởng tượng kì ảo?
A. Sơn Tinh có tài dời non lấp biển.
B. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
C. Hàng năm, ở nước ta thường xuyên có những trận lũ lớn.
D. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, làm nên lũ lụt.
Câu 6: Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập một giải thích: "Thụ thai: bắt đầu có thai (có chửa, mang bầu...)". Trong trường hợp trên, tác giả đã sử dụng cách nào để giải thích nghĩa của từ?
A. Kết hợp trình bày khái niệm và nêu những từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
B. Sử dụng các từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
C. Sử dụng các từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
D. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 7: Trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, vua Hùng đã kén chồng cho Mị Nương bằng cách:
A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai thắng sẽ là người được cưới Mị Nương.
B. Ai dâng lên nhiều của ngon vật lạ hơn thì được cưới Mị Nương.
C. Ai chứng tỏ được lòng trung thực, sự chăm chỉ lao động thì được cưới Mị Nương.
D. Quy định thời gian đem lễ vật đến, ai đến trước được cưới Mị Nương.
Câu 8: Sách Ngữ văn 6, tập một giải thích "Sơn Tinh: Thần núi; Thủy Tinh: Thần nước" là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích.
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích.
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
D. Không theo ba cách trên.