Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945)
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945) Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 12 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 16 ...
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 16 - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945)
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 16
Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Tài liệu gồm các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm được chia làm 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.
I. NHẬN BIẾT
Câu 1: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là
A. Bắc Sơn – Võ Nhai.
B. Thanh – Nghệ – Tĩnh.
C. Liên khu V.
D. Cao Bằng.
Câu 2: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức
A. Đội cứu quốc dân.
B. Việt Nam độc lập Đồng minh.
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 3: Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân giành được là
A. Vũ Lăng – Đình Bảng.
B. Bắc Sơn – Võ Nhai.
C. Phay Khắt – Nà Ngần.
D. Chợ Rạng – Đô Lương.
Câu 4: Từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945, ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh nhất
A. Kiên Giang – Đồng Tháp.
B. Mỹ Tho – Hậu Giang.
C. Cần Thơ – Cà Mau.
D. Tây Ninh – Long An.
Câu 5: Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng
A. thị xã Cao Bằng.
B. thị xã Thái Nguyên.
C. thị xã Tuyên Quang.
D. thị xã Lào Cai.
Câu 6: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là
A. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa.
C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
D. phát động khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 7: Ngay khi nhận được tin về việc Phát xít Nhật đầu hàng thì Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
A. triệu tập ngay hội nghị toàn quốc để phát lệnh tổng khởi nghĩa.
B. triệu tập Đại hội Quốc dân tại Tân Trào.
C. phát động quần chúng chớp thời cơ tổng khởi nghĩa.
D. thành lập Ủy ban tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thành công nhanh chóng chỉ trong vòng
A. 10 ngày.
B. 15 ngày.
C. 20 ngày.
D. 30 ngày.
Câu 9: Thực hiện chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhân dân ta phải làm gì?
A. Chuẩn bị đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
B. Đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.
C. Thực hiện một cao trào “kháng Nhật cứu nước”.
D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
Câu 10: Sau 30 năm xa Tổ quốc, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong hội nghị nào?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
D. Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
Câu 11: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố tại
A. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (3-1945).
B. Hội nghị quân sự Bắc Kì (4-1945).
C. Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945).
D. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (8-1945).
Câu 12: Vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là
A. Tự Đức.
B. Hàm Nghi.
C. Duy Tân.
D. Bảo Đại.
Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập ở
A. 90 Thợ Nhuộm.
B. 312 Khâm Thiên.
C. 48 Hàng Ngang.
D. 5D Hàm Long.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
A. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
B. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
D. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 2: Hình thức đấu tranh cách mạng trong thời kì 1939 – 1945 là
A. hợp pháp, công khai.
B. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
C. bí mật, bạo động vũ trang.
D. bất hợp pháp, bán công khai.
Câu 3: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của
A. Tổng bộ Việt Minh
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Câu 4: Theo nhận định Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay thế bằng khẩu hiệu gì?
A. “Đánh đuổi thực dân Pháp”.
B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
C. “Đánh đuổi Nhật và bọn tay sai thân Nhật”.
D. “Đánh đuổi Pháp – Nhật”.
Câu 5: Từ năm 1939, để đối phó với tỉnh hình mới, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách
A. mở cửa cho Nhật vào Đông Dương.
B. thỏa hiệp với Nhật, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng và đàn áp nhân dân ta.
C. thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”.
D. tăng các loại thuế lên gấp nhiều lần.
Câu 6: Từ ngày 14 đến 15-8-1945, tại Tân Trào, Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định
A. khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
B. tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
C. khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
D. tổng khởi nghĩa và giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Câu 7: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được cải tổ từ
A. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì.
B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
D. Tổng bộ Việt Minh.
Câu 8: Ngay khi tiến vào Đông Dương, quân Nhật đã
A. hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.
B. thiết lập bộ máy thống trị mới của Nhật.
C. bắt lính người Việt đi làm bia đỡ đạn thay cho người Nhật.
D. giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét bóc lột.
Câu 9: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì cao trào “kháng Nhật cứu nước”?
A. Khởi nghĩa Ba Tơ.
B. Thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.
D. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh.
Câu 10: Tiền thân của lực lượng vũ trang được Đảng đặc biệt chú ý quan tâm xây dựng ngay từ đầu là
A. Đội du kích Bắc Sơn.
B. Hội cứu quốc.
C. Các đội vũ trang tự vệ.
D. Trung đội cứu quốc quân I.
Câu 11: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. đấu tranh chính trị.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh nghị trường.
D. đấu tranh ngoại giao.
Câu 12: Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) là
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Phát xít Nhật xâm lược Đông Dương với âm mưu
A. lấy Đông Dương làm bàn đạp tấn công các nước khác.
B. biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.
C. độc quyền chiếm Đông Dương.
D. biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
Câu 2: Đảng ta quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước khi
A. Nhật đảo chính Pháp.
B. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
C. Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên khắp các mặt trận.
D. Anh – Mĩ triển khai các hoạt động tấn công Nhật Bản.
Câu 3: Vì sao Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt trong Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
B. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) chủ trương nâng cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) hoàn chỉnh chủ trương đề ra tại Hội nghị Trung ương 6 (11-1939).
Câu 4: “Tôi thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ” câu nói trên là của nhân vật nào?
A. Huỳnh Thúc Kháng.
B. Vua Bảo Đại.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Phạm Văn Đồng.
Câu 5: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất.
C. khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước ở mọi mặt trận thống nhất.
D. Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 6: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
C. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
Câu 7: Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong văn kiện nào?
“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”
A. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939).
B. Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941).
C. Thư gởi đồng bào toàn quốc sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 8: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt với Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đề ra từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939).
Câu 9: Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là
A. Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagayaki để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Phát xít Nhật lần lượt rút khỏi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
C. Nhật đảo chính Pháp làm cho cách mạng Việt Nam chỉ còn có một kẻ thù.
D. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của Nhật hoang mang.
Câu 10: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta…”. Đó là lời kêu gọi
A. của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (từ ngày 14 – 15/8/1945) họp ở Tân Trào.
B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc trong Quân lệnh số 1 (13/8/1945).
C. của Đảng tại Đại hội quốc dân Tân Trào (từ ngày 16 – 17/8/1945).
D. của Hồ Chí Minh trong Thư gởi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 11: Công tác chuẩn bị toàn diện cho tổng khởi nghĩa được gấp rút tiến hành từ
A. Tháng 6 – 1941, khi Đức tấn công Liên Xô.
B. Cuối năm 1942, khi Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản.
C. Năm 1943, Liên Xô và phe Đồng minh phản công trên khắp các mặt trận.
D. Năm 1944, Pháp được giải phóng; Đồng minh triển khai hoạt động tấn công Nhật Bản.
Câu 12: Sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian trong công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
1. Mặt trận Việt Minh được thành lập.
2. Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.
3. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập.
A. 1, 3, 2.
B. 3, 1, 2.
C. 2, 3, 1.
D. 1, 2, 3.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của
A. Cương lĩnh chính trị (2-1930).
B. Luận cương chính trị (10-1930).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
Câu 2: Căn cứ địa cách mạng là
A. Địa bàn bí mật mà địch không ngờ tới.
B. Pháo đài “bất khả xâm phạm”, chính quyền địch tan rã hoàn toàn, nhân dân làm chủ.
C. Địa bàn thuận lợi và khá an toàn, chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Cung cấp chủ yếu về sức người, sức của cho cách mạng.