15/01/2018, 08:56

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử 12 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 12 . ...

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 12 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 12

. Tài liệu gồm các câu hỏi ở dạng trắc nghiệm với 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Biện pháp chủ yếu nhằm tăng ngân sách Đông Dương của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. ban hành nhiều loại thuế mới.

B. tăng cường trồng cao su.

C. tăng thuế.

D. đẩy mạnh khai mỏ.

Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam có những giai cấp nào?

A. Nông dân, địa chủ.

B. Nông dân, địa chủ, công nhân, tiểu tư sản.

C. Nông dân, địa chủ, tư sản, tiếu tư sản.

D. Nông dân, địa chủ, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 3. Trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp có thành phần chủ yếu là trí thức, học sinh, sinh viên là

A. tư sản dân tộc.

B. công nhân.

C. nông dân.

D. tiểu tư sản.

Câu 4. Thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Công nghiệp chế biến.      B. Thương nghiệp

C. Khai thác mỏ                     D. Nông nghiệp

Câu 5. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hóa

A. thành hai bộ phận tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.

B. thành hai bộ phận tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp

C. thành hai bộ phận tư sản dân tộc và tư sản mại bản.

D. thành hai bộ phận tư sản dân tộc và tư sản công thương.

Câu 6. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã

A. được thực dân Pháp dung dưỡng.

B. bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.

C. bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất.

D. được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng.

Câu 7. Tài liệu được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội Nghị Véc-xai (6/1919) là

A. báo “Người cùng khổ”

B. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”

C. báo “Đời sống công nhân“

D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Câu 8. Sự kiện nào dựới dây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923-1924?

A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tê Cộng sản.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

D. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Câu 9. Mâu thuẫn chủ yếu hàng đầu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giữa công nhân với tư sản.

B. giữa nông dân với địa chủ.

C. giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.

D. giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp

Câu 10. Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam nhằm mục đích

A. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.

B. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

C. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ hai gây ra.

D. chuẩn bị cho việc tham gia chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Câu 11. Tổ chức cách mạng theo khuynh hướng vô sản đầu tiên ở Việt Nam là

A. Tâm tâm xã.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 12. Từ năm 1920 đến 1925,những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc chủ yếu ở các nước

A. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.                  B. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc,

C. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.   D. Pháp và Trung Quốc.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam là

A. Việt Nam phát triển độc lập tự chủ

B. Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp

C. Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp

D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp

Câu 2. Đặc điểm cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc.

B. có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.

C. kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.

D. sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên nhanh chóng vươn lên thành động lực của phong trào dân tộc dân chủ.

Câu 3. Thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. thỏa hiệp với Pháp để được hưởng quyền lợi.

B. ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp.

C. có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. tham gia cách mạng hăng hái nhất.

Câu 4. Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ

A. tư sản bị phá sản.                       B. nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

C. tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.   D. thợ thủ công bị thất nghiệp.

Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác?

A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922)

B. Cuộc tổng bải công của công nhân Bắc Kì (1922).

C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8 - 1925).

D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926).

Câu 6. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là

A. đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).

B. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

C. đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).

Câu 7. Giai cấp có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. nông dân.        B. tư sản dân tộc.

C. công nhân.      D. tiểu tư sản.

Câu 8. Lý do để Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản tại Đại hội Tua là vì

A. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa.

B. Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh lật đổ chủ nghĩa đế quốc.

C. Quốc tế Cộng sản là một tổ chức đoàn kết rộng rãi giai cấp vô sản toàn thế giới.

D. Quốc tế Cộng sản mang trên mình sứ mệnh giải phóng loài người.

Câu 9. Ngoài thực dân Pháp, còn có bộ phận nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

A. Nông dân.                       B. Công nhân

C. Đại địa chủ phong kiến.  D. Tư sản dân tộc

Câu 10. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm 1911-1925 là đã

A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

B. thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

C. trở thành Đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

D. hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 11. Giai cấp nào có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật gắn với nền sản xuất hiện đại, có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân?

A. Tiểu tư sản.

B. Công nhân.

C. Tư sản.

D. Địa chủ.

Câu 12. Sự kiện nào sau đây gắn liền với họat động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923-1924?

A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tê Cộng sản.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.

D. Viết “Bản án chẽ độ thực dán Pháp”.

3. Câu hỏi vận dụng

Câụ 1. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1924 chủ yếu là

A. đòi quyền lợi về kinh tế.

B. đòi quyền lợi về chính trị.

C. đòi quyền lợi về kinh tê và chính trị.

D. chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Câu 2. Sự kiện nào thể hiện tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu vào giai cấp công nhân Việt Nam và bắt đầu biến thành hành động?

A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8-1925).

B. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện, Quảng Châu (6-1924).

D. Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến hội nghị Vécxai (1919).

Câu 3. Con đường đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là

A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B. đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.

C. đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.

D. đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

Câu 4. Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn giai cấp cơ bản của cách mạng Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp?

A. Giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

B. Giữa giai cấp nông dân với địa chủ.

C. Giữa giai cấp công nhân với đế quốc Pháp.

D. Giữa giai cấp công nhân, nông dân với đế quốc Pháp.

Câu 5. Đặc điểm của phong trào công nhân việt Nam giai đoạn 1919-1925 là

A. đã thể hiện ý thức chính trị.

B. đã thể hiện ý thức về quyền lợi kinh tế.

C. đã chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế.

D. còn mang tính tự phát.

Câu 6 Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

A. Để thúc đẩy công nghiệp nhẹ ở Việt Nam phát triển.

B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất.

C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp

D. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp Việt Nam phát triển

Câu 7. Hậu quả việc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam dẫn đến sự ra đời của giai cấp

A. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

B. công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C. công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

D. công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến

Câu 8 Báo nào do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút được sáng lập năm 1922?

A. Đời sống công nhân.

B. Người cùng khổ (Le Paria).

C. Nhân đạo.

D. Sự thật.

Câu 9. Điểm nổi bật trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là

A. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).

B. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

C. thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.

D. chuẩn bị thực hiện chủ trương “vô sản hóa” ở Việt Nam.

Câu 10. Để nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác- Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở

A. Liên Xô.

B. Pháp.

C. Trung Quốc.

D. Anh.

Câu 11. Ai trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp trong việc bóc lột nông dân Việt Nam ở chương trinh khai thác thuộc địa?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến.

B. Tầng lớp đại địa chủ.

C. Tầng lớp tư sản mại bản.

D. Giai cấp tư sản dân tộc.

Câu 12. Giai cấp nào ở Việt nam có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp?

A. Nông dân

B. Tư sản dân tộc.

C. Địa chủ.

D. Công nhân

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ lập trường một người yêu nước chuyển sang lập trường một người cộng sản là

A. ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

B. đưa yêu sách đến Hội nghi Vécxai (18-6-1919).

C. đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ Cộng sản (12-1920).

Câu 2. “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười"của nhà thơ Chế Lan Viên nói đến sự kiện nào trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

A. Sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.

B. Đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”.

D. Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924).

Câu 3. Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam so với lần thứ nhất là

A. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam.

B. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam.

C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam.

D. đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam.

Câu 4. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?

A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.

B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp,

C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.

D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam

0