06/05/2018, 19:33

Câu hỏi trắc nghiệm: cơ chế di truyền và biến dị (phần 5)

CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 41: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào. C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa. D. sự ...

CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 41: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho

A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào.

B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào.

C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa.

D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào.

Câu 42: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A. AAa x AAa.

B. AAa x AAaa.

C. AAaa x AAaa.

D. A, B, C đúng.

Câu 43: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

A. 35 cao: 1 thấp.

B. 5 cao: 1 thấp.

C. 3 cao: 1 thấp.

D. 11 cao: 1 thấp.

Câu 44: Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự

A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.

B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.

C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.

Câu 45: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng

A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.

B. ngắn hơn so với mARN bình thường.

C. dài hơn so với mARN bình thường.

D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.

Câu 46: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là

A. sợi ADN.

B. sợi cơ bản.

C. sợi nhiễm sắc.

D. cấu trúc siêu xoắn.

Câu 47: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:

A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.

B. AaBbDddEe và AaBbDEe.

C. AaBbDDddEe và AaBbEe.

D. AaBbDddEe và AaBbdEe.

Câu 48: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?

A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

B. Khi trong tế bào có lactôzơ.

C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.

D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.

Câu 49: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 50: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là

A. nuclêôxôm.

B. polixôm.

C. nuclêôtit.

D. sợi cơ bản.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 41424344454647484950
Đáp ánDDCDDCCBBA

Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 12 khác :

Tham khảo các Chuyên đề Sinh học 12

0