Câu hỏi trắc nghiệm: cá thể và quần thể sinh vật (phần 1)
CHUYÊN ĐỀ: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Chịu được ánh sáng mạnh. B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. C. Lá xếp nghiêng. D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng. Câu 2. Đặc ...
CHUYÊN ĐỀ: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng?
A. Chịu được ánh sáng mạnh. B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
C. Lá xếp nghiêng. D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Mọc dưới bóng của cây khác.
C. Lá nằm ngang. D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.
Câu 3. Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 4. Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng nhiệt đới là
A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.
C. kích thước cơ thể nhỏ. D. ra mồ hôi.
Câu 5. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.
C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 6. Nơi ở của các loài là:
A. địa điểm cư trú của chúng.
B. địa điểm sinh sản của chúng.
C. địa điểm thích nghi của chúng.
D. địa điểm dinh dưỡng của chúng.
Câu 7. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Lưỡng cư.
B. Cá xương.
C. Thú.
D. Bò sát.
Câu 8. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. phát triển thuận lợi nhất.
B. có sức sống trung bình.
C. có sức sống giảm dần.
D. chết hàng loạt.
Câu 9. Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
A. ưa bóng và chịu hạn.
B. ưa sáng.
C. ưa bóng.
D. chịu nóng.
Câu 10. Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | A | A | B | D | A | C | A | B | D |
Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 12 khác :
Tham khảo các Chuyên đề Sinh học 12