14/01/2018, 10:49

Câu hỏi hội thi Học sinh thành phố với pháp luật năm học 2017-2018

Câu hỏi hội thi Học sinh thành phố với pháp luật năm học 2017-2018 Chủ đề: Sống khỏe hôm nay, kiến tạo tương lai Ngày 11/9, hội thi “ Học sinh thành phố với pháp luật” năm 2017 đã khởi động tại ...

Câu hỏi hội thi Học sinh thành phố với pháp luật năm học 2017-2018

Ngày 11/9, hội thi “Học sinh thành phố với pháp luật” năm 2017 đã khởi động tại trường THCS - THPT Lương Thế Vinh - HCM. Năm nay, hội thi có chủ đề “Sống khỏe hôm nay, kiến tạo tương lai”, xoay quanh việc tìm hiểu về luật an toàn thực phẩm, luật bảo vệ môi trường, luật trẻ em, luật thanh niên.

Tài liệu tham khảo cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2017"

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về ATGT và cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet

CÂU HỎI THAM KHẢO THI TRẮC NGHIỆM
Hội thi “Học sinh thành phố với pháp luật” năm học 2017 – 2018

1. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010, an toàn thực phẩm là:

  1. Không gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
  2. Việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người
  3. Thực hiện đầy đủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
  4. Quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

2. Bệnh truyền qua thực phẩmlà gì?

  1. Là bệnh gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm;
  2. Là gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
  3. Là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
  4. Là bệnh do ăn, uống thực phẩm gây bệnh.

3. Khái niệm nào sau đây đúng?

  1. Thời hạn sử dụng thực phẩmlà thời hạn mà thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất
  2. Thời hạn sử dụng thực phẩmlà thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn.
  3. Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định nhà nước.
  4. Thời hạn sử dụng thực phẩmlà thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4. Thực phẩm là gì?

  1. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
  2. Thực phẩm là sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản.
  3. Thực phẩmlà sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản.
  4. Thực phẩm là sản phẩm mà con người đã sản xuất, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

5. Sự cố về an toàn thực phẩmlà gì?

  1. Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến tính mạng con người.
  2. Sự cố về an toàn thực phẩm là bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến tính mạng con người.
  3. Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến tính mạng con người.
  4. Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm gây hại trực tiếp đến tính mạng con người.

6. Phụ gia thực phẩmlà gì?

  1. Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
  2. Phụ gia thực phẩm là chất được nhà sản xuất đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm
  3. Phụ gia thực phẩm là chất được daong nghiệp, người chế biến đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm;
  4. Phụ gia thực phẩm là chất phụ gia được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm

7. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010, những hành vi nào sau đây là hành vi cấm?

  1. Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
  2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
  3. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  4. Tất cả đều đúng.

8. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

  1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín..
  2. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  3. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

9. An toàn thực phẩm là khái niệm nào sau đây?

  1. An toàn thực phẩm là không gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
  2. An toàn thực phẩm là thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
  3. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
  4. An toàn thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm theo quy định.

10. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian?

  1. 02 năm.
  2. 03 năm.
  3. 04 năm.
  4. 05 năm.

11. Luật An toàn thực phẩm có hiệu thi hành từ ngày tháng năm nào?

  1. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2010.
  2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.
  3. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
  4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.

12. Luật An toàn thực phẩm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua năm nào?

  1. Năm 2009.
  2. Năm 2010.
  3. Năm 2011.
  4. Năm 2012.

13. Có bao nhiêu hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn?

  1. 03 hình thức.
  2. 04 hình thức.
  3. 05 hình thức.
  4. 06 hình thức.

14. Hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm?

  1. Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; Chuyển mục đích sử dụng;
  2. Tái xuất; Tiêu hủy.
  3. Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn; Chuyển mục đích sử dụng; Tiêu hủy.
  4. Cả A và B.

15. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp nào?

  1. Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  2. Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành; Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh.
  3. Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định; Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
  4. Tất cả đều đúng.

16. Chế biến thực phẩm là gì?

  1. Chế biến thực phẩm là nhà sản xuất đã qua sơ chế hoặc chế biến thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.
  2. Chế biến thực phẩm là quá trình nhà sản xuất xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm
  3. Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm
  4. Chế biến thực phẩm là quá trình người tiêu dùng xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm

17. Trước thời gian bao nhiêu tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh?

  1. 05 tháng.
  2. 06 tháng.
  3. 07 tháng.
  4. 08 tháng.

18. Trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

  1. 15 ngày.
  2. 20 ngày.
  3. 25 ngày.
  4. 30 ngày.

19. Có bao nhiêu cách ghi thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn?

  1. 02 cách.
  2. 03 cách.
  3. 04 cách.
  4. 05 cách.

20. Thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là:

  1. “hạn sử dụng” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
  2. “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
  3. “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
  4. “hạn sử dụng”, “Phải sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

21. Theo quy định Luật Thanh niên 2005, thanh niên là công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi ?

  1. Từ đủ mười sáu tuổi đến hai mươi lăm tuổi.
  2. Từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.
  3. Từ đủ mười tám tuổi đến hai mươi lăm tuổi.
  4. Từ đủ mười tám tuổi đến ba mươi tuổi.

22. Khái niệm nào sau đây là đúng?

  1. Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội.
  2. Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười tám tuổi đến ba mươi tuổi.
  3. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
  4. Thanh niên học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc.

23. Nghiêm cấm thanh niên thực hiện các hành vi nào sau đây?

  1. Học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc.
  2. Giao lưu thanh niên; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác thanh niên
  3. Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về công tác thanh niên
  4. Vận chuyển, mua, bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý.

24. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí?

  1. Được học tập và bình đẳng về cơ hội học tập.
  2. Lao động để lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng đất nước.
  3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ di sản văn hoá; tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng.
  4. Bảo vệ Tổ quốc.

25. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập là gì?

  1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên.
  2. Tích cực học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục và vươn lên học tập ở trình độ cao hơn; thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; tham gia xây dựng môi trường văn hoá học đường; trung thực trong học tập.
  3. Lao động để lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng đất nước.
  4. Gây rối trật tự công cộng.

26. Nội dung hợp tác quốc tế về công tác thanh niên bao gồm các nội dung nào?

  1. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về công tácthanh niên; Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về công tác thanh niên; Giao lưu thanh niên; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác thanh niên.
  2. Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về công tác thanh niên; Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên.
  3. Cả A và B đều sai.
  4. Cả A và B đều đúng.

27. Nhận định nào sau đây là đúng:

  1. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình là được bảo vệ, chăm sóc, hướng dẫn nâng cao sức khoẻ, kỹ năng sống lành mạnh, phòng ngừa bệnh tật
  2. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình là phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội khác
  3. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình là được giáo dục kiến thức về hôn nhân và gia đình, thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình hạnh phúc.
  4. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong hôn nhân và gia đình là tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.

28. Luật Thanh niên có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

  1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.
  2. Từ ngày 01 tháng 8 năm 2006.
  3. Từ ngày 01 tháng 9 năm 2006.
  4. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2006.

29. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

  1. Là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam.
  2. Là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên; tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
  3. Là tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên; tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
  4. Là tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên; thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

30. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc là?

  1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên. Được huấn luyện chương trình giáo dục quốc phòng; thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật.
  2. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn bí mật quốc gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
  3. Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về công tác thanh niên.
  4. Cả A và B.

31. Nghiêm cấm thanh niên thực hiện các hành vi nào sau đây?

  1. Học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc.
  2. Giao lưu thanh niên; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác thanh niên.
  3. Hoạt động mại dâm, đánh bạc, tham gia các tệ nạn xã hội khác; Mua, bán, trao đổi, tàng trữ, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung độc hại.
  4. Cả A và B.

32. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên bao gồm bao nhiêu nội dung?

  1. 03 nội dung.
  2. 04 nội dung.
  3. 05 nội dung.
  4. 06 nội dung

33. Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên là:

  1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên.
  2. Giao lưu thanh niên; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về công tác thanh niên.
  3. Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  4. Đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam.

34. Tổ chức thanh niên là gì?

  1. Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  2. Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  3. Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên; phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  4. Tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên nhằm phát triển, tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

35. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là gì?

  1. Là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên, nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
  2. Là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên, nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
  3. Là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên
  4. Là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.

36. Thanh niên trong học tập có bao nhiêu quyền và nghĩa vụ?

  1. 02.
  2. 03.
  3. 04
  4. 05.

37. Thanh niên trong lao động có bao nhiêu quyền và nghĩa vụ?

  1. 02.
  2. 03.
  3. 04
  4. 05.

38. Có bao nhiêu quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong bảo vệ Tổ quốc?

  1. 02.
  2. 03.
  3. 04
  4. 05.

39. Hoàn thành câu sau: Gia đình có ….. nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất cho thanh niên, khuyến khích thanh niên luyện tập thể dục, thể thao, thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh?

  1. trách nhiệm chăm sóc
  2. trách nhiệm quan tâm
  3. trách nhiệm
  4. quan tâm, chăm sóc

40. Hoàn thành câu sau: Nhà nước thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn áp dụng đối với thanh niên từ …. phù hợp với điều kiện của Việt Nam

  1. đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám
  2. đủ mười sáu tuổi đến dưới mười chín
  3. đủ mười sáu tuổi đến dưới hai mươi
  4. đủ mười sáu tuổi đến dưới hai mươi mốt

41. Theo quy định Luật trẻ em năm 2016, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ ?

  1. Hai cấp độ: Phòng ngừa, hỗ trợ.
  2. Hai cấp độ: Hỗ trợ, can thiệp.
  3. Ba cấp độ: Chăm sóc, phòng ngừa, hỗ trợ.
  4. Ba cấp độ: Phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp.

42. Bạn hãy cho biết Luật trẻ em 2016 được Quốc hội thông qua năm nào, có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng năm nào?

  1. Quốc hội thông qua năm 2004, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2005.
  2. Quốc hội thông qua năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.
  3. Quốc hội thông qua năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2016.
  4. Quốc hội thông qua năm 2016, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.

43. Bạn hãy cho biết, theo Luật trẻ em 2016, trẻ em có bao nhiêu quyền?

  1. 05 quyền.
  2. 10 quyền.
  3. 25 quyền.
  4. 15 quyền.

44. Bạn hãy cho biết, theo Luật trẻ em 2016, trẻ em có bao nhiêu bổn phận?

  1. 5 bổn phận.
  2. 6 bổn phận.
  3. 7 bổn phận.
  4. 8 bổn phận.

45. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em được Hiến pháp 2013 qui định ở Điều mấy?

  1. Điều 37
  2. Điều 36
  3. Điều 38
  4. Điều 39

46. Câu nào là câu đúng khi so sánh giữa Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 và Luật trẻ em 2016 quy định:

  1. Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 18 tuổi và trẻ em là người dưới 18 tuổi.
  2. Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi.
  3. Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi.
  4. Trẻ em là người dưới 16 tuổi và trẻ em là người dưới 18 tuổi.

47. Theo Luật trẻ em 2016, trẻ em có bao nhiêu quyền:

  1. Quyền sống; Quyền được khai sinh và có quốc tịch; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản (09 quyền).
  2. Quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy (09 quyền).
  3. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn (7 quyền).
  4. Cả 3 đáp án trên (25 quyền).

48. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội được quy định tại điều mấy của Luật trẻ em 2016:

  1. Điều 33
  2. Điều 34
  3. Điều 35
  4. Điều 36

49. Theo Điều 1 của Luật trẻ em 2016, trẻ em là người:

  1. Dưới 15 tuổi.
  2. Dưới 16 tuổi.
  3. Dưới 17 tuổi.
  4. Dưới 18 tuổi.

50. Theo Khoản 5, Điều 4 của Luật trẻ em 2016, xâm hại trẻ em là:

  1. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
  2. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực.
  3. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột.
  4. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục.

51. Theo Khoản 6, Điều 4 của Luật trẻ em 2016, bạo lực trẻ em là:

  1. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe của trẻ em.
  2. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi đối với trẻ em.
  3. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
  4. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất của trẻ em.

52. Theo Khoản 7, Điều 4 của Luật trẻ em 2016, bóc lột trẻ em là:

  1. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
  2. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm.
  3. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
  4. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về an toàn cho trẻ em; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

53. Theo Khoản 9, Điều 4 của Luật trẻ em 2016, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là:

  1. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
  2. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ emlà hành vi của cha, mẹ trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
  3. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
  4. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

54. Theo Khoản 10, Điều 4 của Luật trẻ em 2016, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là:

  1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
  2. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em được thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
  3. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội.
  4. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em đủ điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

55. Theo Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em bao gồm bao nhiêu nguyên tắc?

  1. 4 nguyên tắc
  2. 5 nguyên tắc
  3. 6 nguyên tắc
  4. 7 nguyên tắc

56. Câu “Bảo đảm để trẻ em thực hiện đầy đủ về quyền và bổn phận của mình” được quy định trong Khoản…….., Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

  1. Khoản 1
  2. Khoản 2
  3. Khoản 3
  4. Khoản 4

57. Câu “Không phân biệt đối xử với trẻ em “ được quy định trong Khoản…….., Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

  1. Khoản 1
  2. Khoản 2
  3. Khoản 3
  4. Khoản 4

58. Câu “Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em” được quy định trong Khoản……..,Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

  1. Khoản 1
  2. Khoản 2
  3. Khoản 3
  4. Khoản 4

59. Câu “Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em” được quy định trong Khoản……..,Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

  1. Khoản 1
  2. Khoản 2
  3. Khoản 3
  4. Khoản 4

60. Câu “Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ emvà củacác cơ quan, tổ chức có liên quan; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương ” được quy định trong Khoản…….., Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

  1. Khoản 1
  2. Khoản 2
  3. Khoản 3
  4. Khoản 5

61. Luật Bảo vệ môi trường hiện hành có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

  1. Ngày 01/1/2005
  2. Ngày 01/1/2014
  3. Ngày 01/1/2015
  4. Ngày 01/1/2016

62. Theo Luật Bảo vệ môi trường, “Môi trường” được hiểu là:

  1. Hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
  2. Hệ thống các yếu tố vật chất nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
  3. Hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
  4. Hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

63. Đối tượng áp dụng của Luật Bảo vệ môi trường là:

  1. Tổ chức, cá nhân đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
  3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
  4. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, vùng biển, hải đảo.

64. Nguyên tắc nào sau đây là một trong những nguyên tắc bảo vệ môi trường:

  1. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em.
  2. Bảo vệ môi trường gắn kết với phát triển y tế.
  3. Bảo vệ môi trường gắn kết với phát triển du lịch.
  4. Bảo vệ môi trường gắn kết với phát triển khoa học kỹ thuật.

65. Hoạt động nào sau đây là hoạt động bảo vệ môi trường?

  1. Giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường
  2. Khắc phục ô nhiễm, suythoái, cải thiện, phục hồi môi trường
  3. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
  4. Câu A, B, C đúng

66. Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, chất thải nguy hại là:

  1. Chất thải có chứa yếu tố độc hại
  2. Chất thải chứa yếu tố dễ cháy, nổ
  3. Chất thải chứa yếu tố gây ăn mòn
  4. Câu A, B, C đúng

67. Phát triển bền vững là gì?

  1. Tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đáp ứng cho nhu cầu của hiện tại
  2. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
  3. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
  4. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường

68. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm

  1. Ngăn cản biến đổi khí hậu xảy ra
  2. Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu
  3. Ngăn cản nước biển dâng
  4. Câu A, B, C đúng

69. Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ:

  1. Gió, ánh sáng mặt trời
  2. Sóng biển, địa nhiệt
  3. Câu A, B đúng
  4. Câu A, B sai

70. Hộ gia đình được yêu cầu và khuyến khích thực hiện hoạt động nào sau đây?

  1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến đúng nơi quy định
  2. Tiết kiệm nước, xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định
  3. Nộp đủ và đúng thời hạn các phí bảo vệ môi trường chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải
  4. Tất cả đều đúng

71. Những việc đơn giản mà người dân có thể làm để bảo vệ môi trường là:

  1. Thải bỏ chất thải rắn đúng nơi qui định
  2. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
  3. Tham gia các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, làm sạch khu phố…
  4. Tất cả đều đúng

72. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành như thế nào?

  1. Định kỳ hàng năm
  2. Thường xuyên, ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm,sự cố, suy thoái môi trường
  3. Thường xuyên, ưu tiên khắc phục ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường
  4. Thường xuyên, ưu tiên hoạt động khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại

73. Khi đi du lịch, chúng ta cần:

  1. Tuân thủ nội quy, hướng dẫn bảo vệ môi trường của điểm du lịch
  2. Không xâm hại cảnh quan di tích, các loài sinh vật tại điểm du lịch
  3. Giữ gìn vệ sinh công cộng, bỏ chất thải đúng nơi quy định
  4. Tất cả đều đúng

74. Theo quy định hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt thông thường nên được phân loại như thế nào?

  1. Phân loại thành 02 loại: chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ
  2. Phân loại thành 02 loại: chất thải có khả năng tái sử dụng - tái chế, chất thải còn lại
  3. Phân loại thành 03 loại: chất thải hữu cơ dễ phân hủy, chất thải có khả năng tái sử dụng - tái chế, chất thải còn lại
  4. Phân loại thành 03 loại: chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ và chất thải còn lại

75. Chất thải nào sau đây được cho vào thùng chứa chất thải có khả năng tái sử dụng-tái chế?

  1. Vỏ chai nước suối
  2. Vỏ bình đựng nhớt
  3. Vỏ chai thuốc trừ sâu
  4. Tất cả đều đúng

76. Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy gồm những loại chất thải nào sau đây?

  1. Lá cây, bã cà phê, vỏ củ quả
  2. Thức ăn thừa, sành sứ, lá cây
  3. Câu A, B đúng
  4. Câu A, B sai

77. Sử dụng các loại túi dùng nhiều lần thay cho túi ni-lông góp phần mang lại các lợi ích nào sau đây?

  1. Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên không tái tạo (dầu mỏ)
  2. Giảm chi phí xử lý chất thải túi ni-lông
  3. Câu A, B đúng
  4. Câu A, B sai

78. Tiêu dùng và thải bỏ quá nhiều chất thải rắn là nguyên nhân gây ra điều nào sau đây?

  1. Tốn chi phí xử lý
  2. Tăng ô nhiễm môi trường
  3. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên
  4. Tất cả đều đúng

79. Giải pháp ưu tiên nhất trong quản lý tổng hợp chất thải rắn là:

  1. Tái sử dụng
  2. Giảm lượng chất thải phát sinh
  3. Đốt
  4. Chôn lấp

80. Để giảm phát sinh chất thải, chúng ta nên:

  1. Mua những thứ chúng ta cần
  2. Mua những thứ chúng ta muốn
  3. Mua các sản phẩm có khả năng tái sử dụng, tái chế
  4. Câu A và C đúng

BỘ CÂU HỎI THI VÒNG CHUNG KẾT
Hội thi “Học sinh thành phố với pháp luật” năm học 2017 – 2018

LUẬT TRẺ EM 2016

1. Các yêu cầu đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế trong Điều 60 của Luật trẻ em 2016 có câu “Bảo đảm duy trìliên hệ,đoàn tụ giữa trẻ em với cha, mẹ, các thành viên khác trong gia đình khi đủ điều kiện, trừ trường hợp việc liênhệ,đoàn tụ khôngbảo đảman toàn,không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em” được quy định trong Khoản………?

  1. Khoản 5
  2. Khoản 6
  3. Khoản 7
  4. Khoản 8

2. Theo Điều 61 của Luật trẻ em 2016, các hình thức chăm sóc thay thế đối với trẻ em:

  1. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi;
  2. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích.
  3. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích; Chăm sóc thay thế bằng hình thức nhận con nuôi; Chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.
  4. Chăm sóc thay thế bởi người thân thích; Chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.

3. Theo Điều 68 của Luật trẻ em 2016, Ủy ban nhân dân cấp xã:

  1. Định kỳ 03 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
  2. Định kỳ 06 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
  3. Định kỳ 09 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.
  4. Định kỳ 12 tháng đánh giá mức độ phù hợp của từng trường hợp trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình thuộc địa bàn quản lý, báo cáo cơ quan lao động – thương binh và xã hội cấp huyện để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp.

4. Luật trẻ em năm 2016 có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?

  1. Ngày 01 tháng 6 năm 2016.
  2. Ngày 01 tháng 6 năm 2017.
  3. Ngày 01 tháng 7 năm 2016.
  4. Ngày 01 tháng 7 năm 2017.

5. Bạn hãy cho biết theo Điều 11 của Luật trẻ em 2016 quy định tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng mấy hàng năm?

  1. Tháng 5
  2. Tháng 6
  3. Tháng 7
  4. Tháng 8

6. Bạn hãy điền vào chỗ trống: “Bổn phận của trẻ em đối với gia đình là: …., lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”

  1. Kính trọng
  2. Vâng lời
  3. Lắng nghe
  4. Hiếu kính

7. Theo Luật trẻ em năm 2016, trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?

  1. 14 tuổi.
  2. 15 tuổi
  3. 16 tuổi.
  4. 17 tuổi.

8. Theo Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em bao gồm bao nhiêu nguyên tắc?

  1. 03 nguyên tắc.
  2. 04 nguyên tắc.
  3. 05 nguyên tắc.
  4. 06 nguyên tắc.

9. Câu “Bảo đảm để trẻ em thực hiện đầy đủ về quyền và bổn phận của mình” được quy định trong Khoản…….., Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

  1. Khoản 1
  2. Khoản 2
  3. Khoản 3
  4. Khoản 4

10. Câu “Không phân biệt đối xử với trẻ em “ được quy định trong Khoản…….., Điều 5 của Luật trẻ em 2016 nhằm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

  1. Khoản 1
  2. Khoản 2
  3. Khoản 3
  4. Khoản 4

11. Bạo lực trẻ emlà hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác

  1. gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
  2. gây tổn hại về thể xác, tinh thần của trẻ em.
  3. gây tổn hại về thể chất, niềm vui của trẻ em.
  4. gây tổn hại về tinh thần, thể chất của trẻ em.

12. Quyền được chăm sóc sức khoẻ được quy định trong Điều……. của Luật trẻ em 2016?

  1. Điều 14
  2. Điều 15
  3. Điều 16
  4. Điều 17

13. Quyền vui chơi, giải trí được quy định trong Điều…….của Luật trẻ 2016 ?

  1. Điều 14
  2. Điều 15
  3. Điều 16
  4. Điều 17

14. Bạn hãy điền vào chỗ trống: Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ emlà hành vi của cha, mẹ, …. trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

  1. người giám hộ
  2. người nguôi dưỡng
  3. người chăm sóc
  4. người dạy

15. Quyền được sống chung với cha, mẹ được quy định trong Điều……. của Luật trẻ em 2016?

  1. Điều 22
  2. Điều 23
  3. Điều 24
  4. Điều 25

16. Theo Khoản 1, Điều 47 của Luật trẻ em 2016, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo thứ tự cấp độ nào sau đây :

  1. Phòng ngừa; Can thiệp; Hỗ trợ.
  2. Hỗ trợ; Can thiệp; Phòng ngừa.
  3. Phòng ngừa; Hỗ trợ; Can thiệp.
  4. Can thiệp; Phòng ngừa; Hỗ trợ

17. Theo Khoản 2, Điều 50 của Luật trẻ em 2016, các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:

  1. 06 biện pháp
  2. 07 biện pháp
  3. 08 biện pháp
  4. 09 biện pháp

18. Theo Điều 53 của Luật trẻ em 2016, trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có bao nhiêu quy định?

  1. 04 quy định
  2. 05 quy định
  3. 06 quy định
  4. 07 quy định

19. Theo Điều 56 của Luật trẻ em 2016, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được thành lập, đăng ký hoạt động khi cần đáp ứng bao nhiêu điều kiện:

  1. 03 điều kiện
  2. 04 điều kiện
  3. 05 điều kiện
  4. 06 điều kiện

20. Theo Khoản 2, Điều 74 của Luật trẻ em 2016, trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua mấy hình thức sau đây:

  1. 4 hình thức
  2. 5 hình thức
  3. 6 hình thức
  4. 7 hình thức

21. Theo quy định Luật trẻ em 2016, phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, …..

  1. đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.
  2. vui chơi và mối quan hệ xã hội của trẻ em.
  3. đạo đức và mối quan hệ bạn bè của trẻ em.
  4. vui chơi và mối quan hệ gia đình của trẻ em.

22. Theo Điều 6 của Luật trẻ em 2016, Các hành vi bị nghiêm cấm là:

  1. Bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình.
  2. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
  3. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
  4. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

23. Theo Điều 5 của Luật trẻ em 2016, nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em là:

  1. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em
  2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

24. Theo Điều 38 của Luật trẻ em 2016, bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác:

  1. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
  2. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
  3. Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
  4. Cả 3 đáp án trên.

25. Theo Điều 40 của Luật trẻ em 2016, bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước:

  1. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
  2. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
  3. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
  4. Tất cả các câu trên đều sai.

26. Theo Điều 5 của Luật trẻ em 2016, nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em là:

  1. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em
  2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

27. Theo Điều 6 của Luật trẻ em 2016, Các hành vi bị nghiêm cấm là:

  1. Không phân biệt đối xử với trẻ em.
  2. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
  3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
  4. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

28. Theo Điều 6 của Luật trẻ em 2016, Các hành vi bị nghiêm cấm là:

  1. Không phân biệt đối xử với trẻ em.
  2. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em.
  3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
  4. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

29. Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em: “Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, ...”

  1. nguyện vọng của trẻ em.
  2. sở thích của trẻ em
  3. đam mê của trẻ em
  4. niềm vui của trẻ em

30. Bạn hãy điền vào chỗ trống: Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ emlà hành vi của cha, mẹ, …. trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

  1. người giám hộ
  2. người nguôi dưỡng
  3. người chăm sóc
  4. người dạy<
0