13/01/2018, 07:37

Câu 4 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Câu 4 trang 90 SGK GDCD lớp 11 Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa? ...

Câu 4 trang 90 SGK GDCD lớp 11

Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?

Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?

Gợi ý làm bài:

-         Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.

+ Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.

+ Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.

-         Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.

+ Là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền như ở Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân.

+ Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ của người dân. Cơ cấu tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toàn bộ lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

+ Ví dụ: Đại biểu quốc hội là người đại diện cho nhân dân, được sự ủy thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dựng các đạo luật để quản lí xã hội.


0