Câu 36: Chính sách phát triển kinh tế của Đại hội Đảng 7
Đại hội Đảng 7 Về cơ cấu thành phần kinh tế, quan điểm của Đảng ta rất dứt khoát: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, và “ trong nền kinh tế thị ...
Đại hội Đảng 7
Về cơ cấu thành phần kinh tế, quan điểm của Đảng ta rất dứt khoát: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, và “ trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật đảm bảo, từ ba loại hình sở hữu cơ bản( toàn dân, tập thể, tư nhân) …” “ Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật… Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật”.
Như vậy đối với các thành phần kinh tế, quan điểm của Đại hội Đảng 7 là sự khẳng định, kế thừa của Đại hội 6 và có bổ sung, phát triển một số điểm mới quan trọng:
Một là, chính thức thừa nhận sở hữu tư nhân cùng tồn tại với sở hữu nhà nước và tập thể trong đời sống kinh tế- xã hội nước ta và được Nhà nước bảo hộ những thu nhập hợp pháp.
Hai là, vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể sẽ được cụ thể hóa bằng các chế định pháp lý nhằm phục vụ có hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.
Những điểm mới trên đã tạo sự bình đẳng thực sự trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu, là động lực thúc đẩy sức sản xuất trong xã hội phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, với kinh tế quốc doanh, Đại hội Đảng 7 cũng nhấn mạnh phải được củng cố, phát triển, sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý để nắm vững những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm phát huy vai trò chủ đạo và chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ.
Tóm lại, chủ trương của Đại hội Đảng 7 về cơ cấu thành phần kinh tế đã tạo ra điểm nhấn quyết định trong tiến trình đổi mới, tháo bỏ mọi “ rào cản” cho sức sản xuất phát triển trên tất cả các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế, huy động được mọi nguồn lực trong xã hội vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
2.Về cơ cấu ngành kinh tế
Đại hội Đảng 7 chỉ rõ: “ Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế- xã hội; tăng tốc độ và tỉ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế dịch vụ,… Trên cơ sở kế thừa và thực tiễn phát triển của các ngành kinh tế những năm 1986- 1990, về bố trí cơ cấu kinh tế ngành đã có sự bổ sung, phát triển hơn so với . Một mặt vẫn nhấn mạnh vị trí quan trọng hàng đầu của nông nghiệp, công nghiệp chế biến, mặt khác đã đề cập đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Đặc biệt, Đại hội VII đã chính thức thừa nhận ngành thương mại dịch vụ là thực thể tất yếu trong cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta.
Căn cứ vào định hướng cơ cấu kinh tế ngành nêu trên, Đại hội Đảng 7 cũng vạch phương hướng phát triển cụ thể cho từng ngành kinh tế: với nông, lâm, ngư nghiệp đi vào chuyên canh, thâm canh, tăng vụ, kinh doanh tổng hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên diện tích canh tác và sản phẩm phải hướng vào xuất khẩu; về công nghiệp, vẫn đặt công nghiệp nhẹ ở vị trí hàng đầu, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xuất khẩu, nhưng phải tính đến các yếu tố hiệu quả, khả năng, qui mô…; với thương mại dịch vụ, tăng trưởng kinh tế dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, phát triển thương nghiệp nhiều thành phần, tăng trưởng mạnh du lịch. Như vậy, phương hướng phát triển các ngành kinh tế của Đại hội 7 đã có sự bổ sung đầy đủ hơn so với và bám sát thực tiễn phát triển của các ngành kinh tế, đó là hướng vào khai thác chiều sâu trên từng đơn vị canh tác, trong từng tiểu ngành các ngành kinh tế. Đặc biệt phương hướng phát triển của ngành thương mại dịch vụ được đề cập khá cụ thể.
Trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát triển, chủ trương của Đại hội Đảng 7 đối với cơ cấu kinh tế ngành đã tạo tiền đề căn bản cho cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường trong và ngoài nước.
3. Cơ cấu kinh tế vùng
Căn cứ vào những chuyển biến về kinh tế- xã hội của đất nước, thực tiễn phát triển các ngành kinh tế nói riêng những năm 1986- 1990 và đặc thù tự nhiên, kinh tế- xã hội của các vùng, Đại hội Đảng 7 đã bước đầu xác định các vùng kinh tế và phương hướng phát triển các vùng kinh tế trên cả nước: Vùng “ Đồng bằng giữ vị trí hàng đầu trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, phát triển công nghiệp nông thôn, mở mang dịch vụ…; Trung du miền núi chuyển sang kinh tế hàng hóa, phát huy thế mạnh về lâm nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, gắn với công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi, khai khoáng…; Vùng biển và hải đảo, hướng vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, khai thác chế biến dầu khí và các sa khoáng, phát triển các nghành sản xuất và dịch vụ về hàng hải, mở mang du lịch…;
Chủ trương của Đại hội Đảng 7 về bước đầu xác định các vùng và phương hướng phát triển các vùng kinh tế đã phản ánh rõ nét những chuyển biến tích cực của nền kinh tế nước ta những năm 1986- 1990, mở đường cho bước chuyển của nền kinh tế từ tự túc tự cấp sang giai đoạn đầu của kinh tế hàng hóa.
Cùng với chủ trương hoàn thiện CCKT, Đại hội Đảng 7 cũng đề ra một loạt chính sách về đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý; các giải pháp về vốn và kinh tế đối ngoại; về dân số, việc làm, thu nhập, bảo đảm xã hội và sức khỏe; về văn hóa, giáo dục, khoa học, tài nguyên và môi trường; về tổ chức bộ máy nhà nước và cán bộ
Như vậy, chủ trương của về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện CCKT (cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng kinh tế) là quá trình Đảng ta từng bước xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và được đặt trong tổng thể đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế- xã hội, với những hình thức, biện pháp, bước đi tuần tự, phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội đất nước trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Điều đó đã tạo ra những tiền đề đầu tiên và cần thiết cho Đại hội 8, 9 đề ra chủ trương chuyển dịch CCKT nước ta theo hướng CNH, HĐH.