Câu 3 trang 28 sgk GDCD 10
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Bài 3 (trang 28 sgk Giáo dục công dân 10): Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ? Trả lời: - Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập không tách rời sự đấu ...
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
Bài 3 (trang 28 sgk Giáo dục công dân 10): Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Vì rằng các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ví dụ: Trong mội xã hội có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để giành quyền lợi về mình.
Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 10 Bài 4