25/04/2018, 17:06

Câu 1, câu 2, câu 3 trang 118 sinh học lớp 10: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT...

Câu 1, câu 2, câu 3 trang 118 sinh học lớp 10: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT. Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài. Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài. Câu 2. Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut. Câu 3. Dựa ...

Câu 1, câu 2, câu 3 trang 118 sinh học lớp 10: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT. Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.

Câu 1. Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.
Câu 2. Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut.
Câu 3. Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

Trả lời:

Câu 1. – Capsit chính là vỏ prôtêin bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.
– Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
– Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
– Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit.
Câu 2. Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:
– Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.
– Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
– Kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 3. Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.

0