25/04/2018, 10:15

Câu 1, 2, 3 trang 33 vở bài tập Toán 5 tập 2: Bài 113. Luyện tập...

Câu 1, 2, 3 trang 33 Vở bài tập (SBT) Toán 5 tập 2. 1. a. Viết cách đọc các số đo sau 1. a. Viết cách đọc các số đo sau : 208cm 3 ; 10,215cm 3 ; 0,505dm 3 ; ({2 over 3}{m^3}) 208cm 3 :………………………………& ...

Câu 1, 2, 3 trang 33 Vở bài tập (SBT) Toán 5 tập 2. 1. a. Viết cách đọc các số đo sau

1.

a. Viết cách đọc các số đo sau :

208cm3 ; 10,215cm3; 0,505dm3; ({2 over 3}{m^3}) 

208cm3 :………………………………………

10,215cm3: …………………………………….

0,505dm3 : …………………………………………

({2 over 3}{m^3} = )

b. Viết các số đo sau :

Một nghìn chín trăm tám mươi xăng-ti-mét khối

Hai nghìn không trăm mười mét khối

Không phẩy chín trăm năm mươi chín mét khối

Bảy phần mười đề-xi-mét khối

2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

a. 903,436672m3 = ………………….. dm3 = ………………………… cm3

b. 12,287m3 = ({{……………} over {1000}}{m^3} = ………………d{m^3})

c. 1728279000cm3 = ……………….. dm3

3. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :

Một cái thùng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 5dm, chiều rộng 3dm và chiều cao 4dm. Người ta xếp các hộp hình lập phương có cạnh 1dm vào trong thùng. Hỏi có thể xếp được nhiều nhất bao nhiêu hộp để đầy thùng ?

A. 36 hộp

B. 60 hộp

C. 64 hộp

D. 80 hộp

Bài giải

1.

a. 208cm3 đọc là hai trăm linh tám xăng-ti-mét khối.

10,215cm3 đọc là mười phẩy hai trăm mười lăm xăng-ti-mét khối.

0,505dm3 đọc là không phẩy năm trăm linh năm đề-xi-mét khối.

({2 over 3}{m^3}) đọc là hai phần ba mét khối.

b.

Một nghìn chín trăm tám mươi xăng-ti-mét khối : 1980cm3

Hai nghìn không trăm mười mét khối : 2010m3

Không phẩy chín trăm năm mươi chín mét khối : 0,959m3

Bảy phần mười đề-xi-mét khối : ({7 over {10}}d{m^3}) 

2. 

a. 903,436672m3 = 903436,672dm3 = 903436672cm3

b. 12,287m3 =  ({{12287} over {1000}}{m^3} = 12287d{m^3})

c. 1728279000cm3 = 1728279dm3

3.

Bài giải

Thể tích hình hộp chữ nhật là :

4 ⨯ 5 ⨯ 3 = 60dm3

Thể tích của 1 hình hộp lập phương là :

1 ⨯ 1 ⨯ 1 = 1dm3

Sau khi xếp 4 lớp hình lập phương cạnh 1dm thì vừa đầy hộp.

Mỗi lớp có : 5 ⨯ 3 = 15 (hình lập phương)

Bốn lớp có : 15 ⨯ 4 = 60 (hình lập phương)

Vậy ta khoanh tròn chữ B.

 

0