Cập nhật những tác dụng của quả sung ít người biết
Quả sung không chỉ đơn giản là loại quả ăn chơi, hoặc làm thực phẩm để làm thay đổi khẩu vị trong các món ăn. Mà hơn hết, tác dụng của quả sung vô cùng có ích cho cơ thể của con người. Tác dụng của quả sung ít người biết Ngăn ngừa tăng huyết áp Mọi người thường sử dụng natri dưới ...
Quả sung không chỉ đơn giản là loại quả ăn chơi, hoặc làm thực phẩm để làm thay đổi khẩu vị trong các món ăn. Mà hơn hết, tác dụng của quả sung vô cùng có ích cho cơ thể của con người.
Tác dụng của quả sung ít người biết
- Ngăn ngừa tăng huyết áp
Mọi người thường sử dụng natri dưới dạng muối ăn, nhưng ít kali và hàm lượng natri nhiều có thể dẫn tới tăng huyết áp. Sung giàu kali và ít natri, bởi vậy chúng là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.
- Ngăn ngừa táo bón
Có khoảng 5 gram chất xơ trong mỗi phần ăn gồm 3 quả sung. Vì vậy quả sung không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn loại bỏ tiêu chảy, nhu động ruột không khỏe hay hoạt động thất thường.
- Giảm cân
Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.
- Viêm khớp
Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
- Mụn nhọt, lở loét
Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
- Ngăn ngừa một số loại ung thư
Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất. Hàm lượng chất xơ cao trong sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng cũng như ung thư ruột kết.
Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông y Bệnh viện 108, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú.
Một số tác dụng phụ của quả sung cần lưu ý trước khi sử dụng:
Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
- Tụt đường huyết
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
- Oxalate có hại
Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.
Tổng hợp