25/04/2018, 22:46

Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản...

Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản. Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, một cao trào cách mạng đã bùng ...

Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản. Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1923.

Đỉnh cao của phong trào là sự thành lập các nước Cộng hòa Xô viết ở Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức, 4-1919), thể hiện khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội công bằng, dân chủ. Phong trào đấu tranh không chỉ dừng lại ở những chính sách kinh tế mà còn nhằm ủng hộ nước Nga Xô viết. Tuy không giành được thắng lợi nhưng phong trào đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

Trong phong trào cách mạng (1918-1923), các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước, như ở Đức, Áo, Hung-ga-ri, Ba Lan, Phần Lan, Ác-hen-ti-na…

Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo theo một đường lối đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự tồn tại của Nhà nước Xô viết là điều kiện thuận lợi để thực hiện yêu cầu đó.

Với những nỗ lực của Lê-nin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế, Đại hội thành lập Quốc tế CỘng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được tiến hành tại Mát-x cơ-va tháng 3-1919. Trong thời gian tồn tại, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.

Đại hội II (1920) giữ một vị trí nổi bật trong lịch sử hoạt động của Quốc tế Cộng sản với Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản, Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do Lê-nin khởi thảo.

Tại Đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

Năm 1943, trước những thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán. Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng thế giới.

0