Cảm nhận về truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận về truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy trong chương trình văn học lớp 10. Châu Trọng Thủy được xem là một cốt truyện khá hay và đặc sắc và bi tráng nhất. Nó luôn có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ...
Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận về truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy trong chương trình văn học lớp 10. Châu Trọng Thủy được xem là một cốt truyện khá hay và đặc sắc và bi tráng nhất. Nó luôn có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan niệm đánh giá thái độ tình cảm của nhân dân với các yêu tố lịch sử và các nhân vật lịch sử. Truyện An ...
Đề bài: Anh chị hãy nêu cảm nhận về truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy trong chương trình văn học lớp 10.
Châu Trọng Thủy được xem là một cốt truyện khá hay và đặc sắc và bi tráng nhất. Nó luôn có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc Việt Nam ta. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan niệm đánh giá thái độ tình cảm của nhân dân với các yêu tố lịch sử và các nhân vật lịch sử.
Truyện An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy là câu chuyện cảm động về tình cha con tình cảm vợ chồng của Mị Châu và Trọng Thủy. Từ câu chuyện đó nhân dân ta muốn nhắn nhủ với thế hệ con cháu phải đề cao cảnh giác với kẻ thù kể cả con gái.
Câu chuyện kể và con rùa vàng sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy, vua vô tình đồng ý. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc.
Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thủy mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.
Câu chuyện bắt đầu từ chỗ An Dương Vương được rùa vàng cho mượn nỏ thần. Ông được nhà vua giúp đỡ bởi vì ông đã có ý thức đề cao cảnh giác cho xây thành đắp lũy để bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó ông còn có lo rèn luyện binh sĩ ,chuẩn bị vũ khí để bất cứ khi nào cũng có thể chống giặc. Như vậy An Dương Vương trong những năm đầu xây dựng nước đã đạt được những thành công to lớn,đã làm được những việc trọng đại như chuyển đô từ miền núi về đồng bằng xây được thành cao hào sâu chế được nỏ thần và thành công lớn nhất là chiến thắng được Triệu Đà bảo vệ được chủ quyền của đất nước. Ta có thể phân tích những nguyên nhân dẫn đến thành công là do An Dương Vương kiên trì quyết tâm không nản chí trước khó khăn thất bại tạm thời và cũng do An Dương Vương thành tâm cầu thần tài. Và mấu chốt của câu chuyện ở đây là do An Dương Vương được sự giúp đỡ từ thần linh (cụ rùa vàng) và ông cũng được sự giúp đỡ từ phía nhân dân. Như vậy An Dương Vương là một ông vua anh hùng là một thủ lĩnh sáng suốt của người Au Lạc có trách nhiệm và tinh thần cảnh giác cao độ . Vì vậy nhân dân luôn tôn kính ngưỡng mộ An Dương Vương. điều đó được chứng minh ở chỗ nhân dân đã sáng tạo ra hình ảnh rùa vàng và nỏ thần tạo ra sự kì ảo thần thánh hóa bất tử hóa sự nghiệp dựng nước và giữ nước chính nghĩa hợp lòng dân của An Dương Vương. Nỏ thần là sự kì ảo hóa vũ khí tinh sảo của người Việt xưa.
Nhưng sự nghiệp dựng nước ấy không được bao lâu thì tình cảnh mất nước đã xảy ra. An Dương Vương mất nước trước hết là do ông đã lơ là cảnh giác không hiểu rõ dã tâm nham hiểm của Triệu Đà nhận lời cầu hôn của Trọng Thủy cho phép giặc ở trong cung điều này chẳng khác nào “dẫn rắn về nhà”. Chính sai lầm ấy đã đẩy ông đến những sai lầm liên tục tiếp theo ông lơ là cảnh giác chủ quan khinh địch và sớm có tư tưởng an nhàn. Ông đã tự đánh mất mình tự mãn thiếu sáng suốt cảnh giác không hiểu bản chất nham hiểm của kẻ thù nên chuốc thất bại thảm hại. Ông thua là thua ở mưu kế hiểm độc do bị phá từ bên trong chứ không phải là do thua binh kém tướng. Cuối cùng : Nhà vua rơi vào bi kịch nước mất nhà tan . Ông chỉ tỉnh ngộ khi thành đã mất , lâm vào bước đường cùng , phía sau lưng là giặc , phía trước mặt là biển khơi mênh mông , không lối thoát ; tự tay ông phải chém đầu con gái yêu và kết thúc cuộc đời mình . Đó là hành động trừng phạt nghiêm khắc , đích đáng , đau đớn , đầy bi kịch.
Nhân vật Mị Châu trong truyện là một người phụ nữ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên mất nghĩa vụ với đất nước. Đây là quan niệm đúng. Ta chỉ có thể trách mị châu ở tinh tinh thần đối với vận mệnh của đất nước. Nàng đã đánh cắp nỏ thần đưa cho quân giặc mà không ngoảnh đầu lại đằng sau không để ý đến vận mệnh đất nước sẽ ra sao. Nàng đã tiết lộ bí mật của quốc gia do vậy tội chém đầu là không oan ức gì và nàng đã trở thành kẻ bán nước. Tuy vậy nhưng nhấn dân ta vẫn lập đền thờ và thờ hai cha con ở cạnh nhau điều đó thể hiện nhân dân ta quan niệm về tình máu mủ ruột thịt rất sâu sắc dù họ đã từng trở thành kẻ thù. Đây cũng là cách làm giảm bớt nỗi oan cho hai cha con nhà vua An Dương Vương và Mị Châu
Nhân vật Trọng Thủy trong truyện là một nhân vật có dã tâm. Tuy vậy truyện tình đẹp giữa Mị Châu và Trọng Thủy đã được nhân dân ngợi ca trong sáng và được gắn liền với chi tiết ngọc trai và giếng ngọc. Nhưng suy cho cùng cuối cùng Mỵ Nương cũng là một nhân vật bị trọng Thủy lợi dụng. Khi Mị Nương chết Trọng Thủy đã vô cùng đau xót và luôn nhớ thương nàng. Đối với nước Âu Lạc Trọng Thủy là lên gián điệp lợi hại kẻ đã lợi dụng tình yêu để đánh cắp bảo vật của An Dương Vương và phản bội tình yêu trong sáng ngây thơ và cũng rất thủy chung của Mị Nương. Song chi tiết Trọng Thủy thương nhớ vợ cho thấy hắn vẫn là người có tình có nghĩa. Nhân dân vừa oán giận vừa thương xót Trọng Thủy. Oán giận vì hắn là tên đánh cắp nỏ thần là kẻ thù cảu nước Âu Lạc nhưng cũng thương xót vì hắn cũng là một người có tình cảm phải đứng trước sự chọn lựa giữa nghĩa vụ và tình yêu.
Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” là một hình ảnh đẹp lại vừa giàu ý nghĩa. Nó là một sự kết thúc hoàn mỹ cho một mối tình. Chi tiết “ngọc trai” đã chứng thực được tấm lòng trong sáng của Mị Châu. Chi tiết “giếng nước” có hồn Trọng Thủy lại là chi tiết được dựng lên để hóa giải nỗi hối hận vô cùng và tội lỗi của nhân vật này. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” với việc ngọc trai kia đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn còn nói lên rằng Trọng Thủy đã tìm được lời hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia. Nhìn ở khía cạnh này Trọng Thủy lại là một kẻ si tình thật đáng thương. Phần kết truyện liên quan đến cái chết của Mị Châu thể hiện hai cái nhìn tưởng như trái ngược nhưng lại rất thống nhất của tác giả dân gian. Mị Châu bị trừng trị là một dứt khoát, rõ ràng của lịch sử. Nó xuất phát từ truyền thống yêu nước và lòng thiết tha với độc lập tự do của người Việt ta. Nhưng Mị Châu lại được “hồi sinh” (hóa thân vào ngọc và đá) bởi dân tộc ta bao giờ cũng bao dung. Kết thúc ấy thể hiện niềm cảm thông với sự trong trắng ngây thơ của nàng công chúa.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình rất đẹp trong lịch sử. Sức sống của truyền thống An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy còn khơi nguồn cho những cảm hứng thi ca sau này.