02/06/2017, 23:39
Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong”Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Nguyễn Dữ là một nhà nho sống vào khoảng thế kỉ XVI, xuất thân từ gia đình có truyền thống khoa bảng,ông để lại cho đời tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”.Chuyện chức phán sự ở đền Tàn Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã ...
Nguyễn Dữ là một nhà nho sống vào khoảng thế kỉ XVI, xuất thân từ gia đình có truyền thống khoa bảng,ông để lại cho đời tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”.Chuyện chức phán sự ở đền Tàn Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẽ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.
Nhân vật Tử Văn được tác giả giới thiệu theo phương pháp truyền thống trong văn học cổ bao gồm tên tuổi quê quán, tính tình: Ngô Văn Tử tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.Chàng được biết đến là người có tính tình bộc trực,khảng khái,thấy gian tà thì không thể chịu được.Lời giới thiệu mang giọng ngợi khen có tác dụng định hướng cho người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật.
Trước hết ta nhận thấy Ngô Tử Văn là người khảng khái, cương trực.Minh chứng rõ ràng cho tính cách bộc trực,dũng cảm của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng.Tử Văn đã chuẩn bị kĩ càng:”tắm gội sạch sẽ” tẩy trần làm việc thiêng.Trong khi mọi người đầu lắc đầu, lè lưỡi lo sợ thay cho chàng thì Tử Văn đưa tay không cần gì,cương quyết khấn trời rồi chăm lửa đốt hủy ngôi đền.Đó không phải là hành động liều lĩnh nhất thời mà điều đó xuất phát từ lòng mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân..Chàng đã đốt đền khiến cho hồn ma tên tướng giặc không còn chỗ trú ẩn để hoành hoành, nhũng nhiễu.Hành động của chàng là hành động tiêu diệt kẻ gian tà, trừ hại cho dân xứng đáng với tính cách cứng cỏi của một bậc chính nhân quân tử. Điều đặc biệt là kẻ ác kia không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà là một hồn ma vô hình, vô ảnh nhưng rất đáng sợ vì nó thuộc thế giới thần linh, chỗ dựa của giai cấp thống trị từ xưa đến nay. Việc đốt đền thể hiện niềm tin vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn, chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ.
Xuyên suốt tác phẩm ta càng nhận thấy Tử Văn là một con người cứng cỏi,yêu công lí,bênh vực lẽ phải. Hồn ma tên tướng giặc tỏ ra gian trá xảo quyệt”tự xưng mình là kẻ cư sĩ”,buông lời mắng mỏ,uy hiếp Tử Văn,dung tà khiến cho chàng bị một cơn sốt nóng,sốt rét.Trước sự ngang ngược và quyền phép đáng sợ của tên tướng giặc “Tử Văn mặc kệ,ngất ngưởng tự nhiên.Hành động đó của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cẩn của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa trong tay Tử Văn gặp Thổ Công ,được cung cấp chứng cứ,biết đươc sự thật. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ Công :"Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch biết ta” để giành lấy thắng lợi. Trong khi đó cuộc đấu tranh của chàng ngày càng gay go quyết liệt. khi đối chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin vào bản thân, tin vào chính nghĩa mà chàng có thêm sức mạnh.Điều đó thể hiện khí phách cứng cỏi của một người anh hung trừ gian diệt bạo cho nhân dân,luôn tỏ ra điềm tĩnh dù đứng trước thế lực hung tàn.
Tính tình kiên định chính nghĩa của Tử Văn lại được thể hiện rõ ràng qua sự việc diễn ra dưới âm ti.Tình thế của Tử Văn ngày càng nguy hiểm.Hồn ma tên tướng giặc áp giải chàng xuống âm phủ,hắn quyết bẻ gãy ý chí của chàng trước mặt Diêm Vương để giành phần thắng về mình.Đường xuống địa phủ rung rợn với quỷ sứ hung ác,con song đầy gió tanh song xám.Tử Văn bị quỷ sứ lôi đi rất nhanh,bị phán xét lạnh lung là kẻ”tội sâu ác nặng,không được liệt vào hang khoan giảm”,bị kết tội oan nhưng chàng chẳng hề run sợ,một mực kêu oan,đòi phải được phán xét công khai,minh bạch..Ở chốn công đường,do chỉ nghe 1 bên nguyên, Diêm Vương - vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lý cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước pháp luật tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ "kêu to", khẳng định "ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian", chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tàn với lời lẽ rất "cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào". Giữa chốn công đường nơi âm phủ,chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cú từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh xảo trá.
Tử Văn được sống lại,đi nhậm chức phán sự đền Tản Viên để tiếp tục phát huy đức tính khảng khái cương trực của mình và để không phụ lòng tri ân của thổ công,đồng thời phục hồi chức vị cho thổ thần.Hình ảnh đẹp đẽ của Tử Văn ở cuối truyện càng làm khiến dư âm truyện vang mãi trong lòng người đọc.
Về nghệ thuật, tác phẩm là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo.Truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn hấp dẫn cùng với cách xây dựng nhân vật sống động.Về nội dung,qua những yếu tố kì ảo tác giả đã vạch trần bộ mặt xã hội phong kiến đương thời,ca ngợi tinh thần chính nghĩa,đề cao tinh thần yêu nước chống xâm lăng,đồng thời thể hiện ước mơ khát vọng về công lí,chính nghĩa,cái thiện thắng cái ác,chính nghĩa thắng gian tà.Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
Truyện khép lại với kết thúc có hậu chứng tỏ Nguyễn Dữ đã đề cao đạo lí tốt đẹp của dân tộc:”Chính nghĩa thắng gian tà,tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm” mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.