25/05/2017, 09:02

Cảm nhận về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri – Văn mẫu lớp 8

Đánh giá bài viết Cảm nhận về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình ...

Đánh giá bài viết Cảm nhận về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm ...

Cảm nhận về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp  giữa  những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ  tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. 

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân  bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.”  Vẫn là ước mơ đó nhưng  nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. 

Cụ  Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra  ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ  chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn  dùng cây bút và bảng  màu  để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm  màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá  mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. 

Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược  thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một  con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động.

Truyện ngắn  làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện  còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

Cảm nhận về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri – Bài làm 2

Nhà văn Mỹ O.Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910. Ông là một nhà văn nghèo, sống lang thang nhiều nơi, có bị giam giữ trong tù ba năm. Từ năm 1901 ông đến thành phố Ni-oóc và chuyên viết văn. Tác phẩm của ông phần lớn là truyện ngắn. Nhân vật Bơ-men trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của ông đã làm em yêu mến và cảm phục, Bơ-men là một hình tượng đẹp về lòng nhân hậu.

Ai đã đọc tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của Hen-ri đều thấy rõ một phần nào cuộc sống nước Mỹ vào đầu thế kỷ XX. Ở một khu nhỏ của thành phố Niu-oóc có nhiều nghệ sĩ nghèo: Xiu. Giôn-xi, Bơ-men. Họ sống trong những căn phòng nhỏ bé, tối tăm kiểu Hà Lan. Họ nghèo túng, cô đơn và vật chất họ thiếu thốn nhưng họ có tấm lòng yêu thương trong sáng và mãnh liệt. Bệnh viêm phổi đã giết chết nhiều người Mỹ ở khu đó trong đó có ông già Bơ-men.

Ông già Bơ-men, một họa sĩ tốt bụng phải sống một cuộc sống đơn độc của mình. Ông cô đơn, ốm đau không ai chăm sóc. Ông nghèo túng phải đi làm mẫu cho các họa sĩ khác kiếm chút tiền nhỏ mọn để sống vì các họa sĩ trẻ không đủ tiền thuê người mẫu khác được.

“Bơ-men sống trong hang tối tờ mờ của ông ở tầng dưới, người nồng nặc mùi đỗ tùng”. Ông sống trong cô đơn một mình trong tuổi già và khi đau không ai chăm sóc: “Bác Bơ-men đã mất ở bệnh viện vì viêm phổi. Bác ấy ốm mới có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã tìm thấy Bơ-men tại phòng riêng ở tầng dưới đau đớn chẳng ai chăm sóc, giày và quần áo ướt sũng lạnh như băng”.

Bác họa sĩ già ấy còn có một niềm khao khát, một hi vọng lớn lao là đóng góp cho đời một bức tranh nổi tiếng mặc dù cuộc đời họa sĩ của bác chưa vẽ được bức tranh nào đặc sắc:

"Bơ-men là một kẻ thất bại trong nghệ thuật. Bốn mươi năm trời, ông chưa bút chạm tới đường viền chiếc áo của nàng nghệ thuật mà ông thờ phụng. Lúc nào ông cũng định vẽ một kiệt tác”.

Trong bốn mươi năm ấy, ông chờ đợi. Chiếc khung vải căng thẳng trên giá vẽ luôn luôn chờ đợi nét vẽ đầu tiên của kiệt tác. Điều ấy nói lên ý chí mạnh mẽ của ông, quyết tâm và mong ước lớn lao của ông. Cuối cùng bức họa ấy ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa đêm mưa tuyết dưới ánh đèn bão, trên bức tường và họa sĩ đứng trên chiếc thanh với xô đựng màu vẽ, ông vẽ một chiếc lá, ông vẽ chiếc lá. Ông vẽ chiếc lá ấy để xua tan cái ngu ngốc trong đầu cô bé Giôn-xi bị viêm phổi; sức khỏe mười phần còn một. Cô cứ cho rằng “khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì em chắc chắn cũng sẽ lìa đời" Cô nói với Xiu, người bạn gái đã nói điều đó với Bơ-men.

Bơ-men, ông có hành động đẹp đẽ và cao thượng. Hành động của ông thật đáng cảm phục. Bức họa ông rất thật, ông có tài năng thể hiện, làm tâm hồn người thưởng thức biến đổi tốt dẹp lên và còn đóng góp mãi mãi cho đời sau.

“Đó là kiệt tác của Bơ-men. Bác ấy đã vẽ nó ở đây đúng cái đêm chiếc lá cuối cùng lìa cành”.

Em rất yêu thương bác Bơ-men và nghệ sĩ nghèo ở nước Mỹ. Bác Bơ-men thật là một người có tình cảm tha thiết thương yêu các nghệ sĩ. Bác là một nghệ sĩ có năng lực và đã thực hiện được niềm khao khát: vẽ được một kiệt tác.

Em rất quý trọng và khâm phục bác Bơ-men. Bác là con người có tài nàng, là người họa sĩ giỏi. Bác đã vẽ lên một kiệt tác giống hệt đến nỗi các họa sĩ còn phải nhầm.

Chúng ta cũng trân trọng tác giả O.Hen-ri. Tác giả cho chúng ta biết về nước Mỹ, về những tác phẩm của nhà văn Mỹ nổi tiếng. Tác giả đã giúp chúng ta hiểu biết những người như Bơ-men, các nghệ sĩ nghèo mà lòng giàu thương yêu.

Bài học để lại cho em ấn tượng tốt đẹp về bác Bơ-men, hình tượng về các nghệ sĩ nghèo. Tác phẩm của nhà văn O.Hen-ri rất sâu sắc. Em kính phục ngòi bút của ông. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng ghi sâu ấn tượng tốt đẹp vào trong lòng em. Em thấy bồi hồi xúc động và trân trọng tác phẩm này.

Từ khóa tìm kiếm

  • cụ bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng
  • Những việc làm của cụ bơ men làm chúng ta thấy cảm động
  • sự hi sinh cụ bơ men

Bài viết liên quan

0