Cảm nhận về khổ 5 6 7 bài Sóng
Đề bài: Bài làm – Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng nhất trên thi đàn thơ a Việt Nam hiện đại. Xuân Quỳnh là một nhà thơ có nhiệt huyết về tình yêu cháy bỏng, hầu hết trong các tác phẩm của bà, những cảm xúc về tình yêu luôn dồi dào, ...
Đề bài:
Bài làm
– Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng nhất trên thi đàn thơ a Việt Nam hiện đại. Xuân Quỳnh là một nhà thơ có nhiệt huyết về tình yêu cháy bỏng, hầu hết trong các tác phẩm của bà, những cảm xúc về tình yêu luôn dồi dào, mãnh liệt. Và Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho cách phóng bút đó của Xuân Quỳnh. Đoạn thơ sau được trích trong bài thơ, đoạn thơ rất giàu ý vị nỗi nhớ về tình yêu sâu sắc của một người con gái
"Con sóng dưới lòng sâu
con sóng trên mặt bể
những con sóng nhớ bờ
ngày đêm không ngủ được
lòng em nhớ đến anh
cả trong mơ còn thức
dẫu xuôi về phương bắc
dẫu ngược về phương nam
nơi nào em cũng nghĩ
hướng về anh một phương"
Nỗi nhớ bao trùm cả không gian:” sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước”. Thao thức trong mọi thời gian: “ngày đêm không ngủ được”
Giọng thơ dào dạt, náo nức, mãnh liệt, diễn tả nỗi nhớ da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên. Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết, còn em nhớ anh đắm say hơn bội phần:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Cách nói cường điệu nhưng hợp lí, nhằm tô đậm nỗi, bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt. Cách nói khẳng định: Dẫu xuôi – phương bắc; dẫu ngược – phương nam, em: vẫn « Hướng về anh một phương là lời thề thủy chung tuyệt đối trong tình yêu: dù đi đâu về đâu vẫn hướng về người mình đang thương nhớ đợi chờ. Tác giả muốn khẳng định: dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang đến mức nào thì em cũng vẫn chỉ hướng về một phương duy nhất- phương anh.
Mượn hình ảnh của sóng: Sóng ngoài đại dương – Con nào chẳng tới bờ à quy luật tất yếu. Ở khổ thơ này tác giả sử dụng lối nói giả định để nói về hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cách trở. Dù phải bươn trải ngược xuôi trong cuộc đời bao la rộng lớn để tìm kế mưu sinh, phải vẫy vùng trong phương bắc, phương nam rất rộng dài nhưng trái tim người con gái luôn luôn nghĩ về người mà mình yêu. Đó chính là lòng chung thủy. Cách giả định của tác giả chính là lời khẳng định sự thủy chung duy nhất để khẳng định sự bất biến trước vạn biến của cuộc đời.
Xuân Quỳnh không chỉ mượn sóng để nói về người con gái khi yêu mà còn dùng lối nói đối sánh giữa sóng và em để nói về nỗi nhớ của em và bởi vậy nỗi nhớ của em càng nhân lên gấp bội.
Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh giúp em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến bến bờ hạnh phúc. Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi của một con người luôn có niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
Bài thơ có nhan đề là "Sóng", đó vừa là sóng biển nhưng đồng thời cũng chính là những con sóng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Cùng với hình tượng "sóng" thì trong bài thơ còn xuất hiện hình tượng "em". Sóng là ẩn dụ của tâm hồn người con gái khi yêu, là sự hóa thân, phân thân của cái "tôi" trữ tình. "Sóng" và "em" tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau, để tìm ra sự tương đồng, có lúc lại hòa làm một để tạo nên âm vang cộng hưởng. Hai hình ảnh cứ đan xen, quấn quýt, hòa quyện song song và xuất hiện từ đầu cho tới cuối bài thơ. Tất cả đều thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng trào dâng trong tâm hồn người phụ nữ khi biết yêu.
"Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương".
Ở khổ thơ này tác giả sử dụng lối nói giả định để nói về hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cách trở. Dù phải bươn trải ngược xuôi trong cuộc đời bao la rộng lớn để tìm kế mưu sinh, phải vẫy vùng trong phương bắc, phương nam rất rộng dài nhưng trái tim người con gái luôn luôn nghĩ về người mà mình yêu. Đó chính là lòng chung thủy. Cách giả định của tác giả chính là lời khẳng định sự thủy chung duy nhất để khẳng định sự bất biến trước vạn biến của cuộc đời.
Xuân Quỳnh không chỉ mượn sóng để nói về người con gái khi yêu mà còn dùng lối nói đối sánh giữa sóng và em để nói về nỗi nhớ của em và bởi vậy nỗi nhớ của em càng nhân lên gấp bội. Từ nỗi nhớ xuất hiện một niềm tin mãnh liệt:
"Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở".
Khổ thơ tác giả không chỉ phát hiện ra quy luật của sóng: dù gió to bão lớn thế nào thì con sóng "đại dương", con sóng biển khơi xa cũng hướng "tới bờ" mà tác giả còn nói về hành trình tìm đến bến bờ hạnh phúc, dù khó khăn gian khổ nhưng vẫn thủy chung. Người con gái khi yêu vượt mọi khó khăn cản trở để đi tìm bến đỗ của tình yêu, bến bờ hạnh phúc.
Có rất nhiều nỗi niềm, rất nhiều trăn trở nhưng còn đọng lại trong câu thơ buồn đó là sự suy tư về "cuộc đời", về "năm tháng", về vũ trụ vô tận vô cùng. Để rồi, tự lúc nào tứ thơ đã thể hiện sự lo âu của Xuân Quỳnh về cái hữu hạn của đời người trước cái vô tận của thiên nhiên vũ trụ. Từ lo lắng nhưng dường như nhà thơ cũng cảm nhận được một điều rằng: đến với tình yêu, sống hết mình với tình yêu thì con người mới trở nên bất tử vĩnh hằng.
Minh