Cảm nhận về hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Cảm nhận về hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã từng gắn bó với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. “Rừng xà nu” là sự nối tiếp đề tài miền ...
Cảm nhận về hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Bài làm
Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã từng gắn bó với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. “Rừng xà nu” là sự nối tiếp đề tài miền núi trên bối cảnh của thời đại chống Mĩ. Hình tượng cây xà nu là một hình tượng nghệ thuật bao trùm tác phẩm, đã gây ấn tượng sâu đậm tring lòng độc giả về sức sống bất diệt của rừng xà nu. Từ đó, hình tượng này gợi lên rất nhiều suy nghĩ về phẩm chất cao đẹp của đồng bào Tây Nguyên kiên cường , bất khuất.
Khi trở lại miền Nam trong những ngày chống Mỹ ác liệt, Nguyễn Trung Thành đã đặt chân lên khu rừng phía Tây Thừa Thiên và bắt gặp được những cánh rừng xà nu bạt ngạy. Ông đã thực sự say mê vẻ đẹp hùng vĩ, khỏe mạnh của loại cây này. Trước khi viết truyện ngắn “Rừng xà nu” , Nguyễn Trung Thành tâm sự rằng ông đã từng tâm niệm: Dù viết về ai, về chuyện gì, thì tác phẩm phải mang tên “Rừng xà nu” và truyện ngắn này sẽ “bắt đầu bằng một khu rừng xà nu, kết thúc bằng một cánh rừng xà nu xa mờ bất tận”. Lối kết cấu đầu cuối tương ứng hay kết cấu vòng tròn này sẽ tạo nên một âm hưởng sử thi hào hùng. Nó như một cái nền vững chãi để nhà văn triển khai câu chuyện đầy đau thương và anh dũng. Những trang sử bi hùng của dân làng Xô Man lần lượt hiện lên trên cái nền của rừng xà nu kiên cường, bất khuất như phẩm chất tuyệt vời của người dân nơi đây.
Cây xà nu tham dự vào đồi sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man. “Lửa xà nu cháy giần giật trong mỗi bếp nhà dân làng Xô man, trong đống lửa nhà ưng”. Khi Tnú trở về đơn vị, cụ Mết và Dít tiễn đưa anh “ra đến rừng xà nu gần con nước lớn”. Cây xà nu cũng chứng kiến mọi tâm tình , mỗi bước trưởng thành của dân làng Xô Man bất khuất. Lúc còn nhỏ, Tnú và Mai học chữ trên tấm bảng nứa được xông bằng khói xà nu đen kịt. Cây xà nu lớn bên đường nhắc Tnú nhớ lại ngày gặp Mai lần đầu tiên khi vượt ngục trở về. “Kỉ niệm đó cứa vào lòng anh một nhát dao nứa”. giặc tra tấn Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay anh. Lửa xà nu đã thử thách sức chịu đựng , lòng trung thành của Tnú với cách mạng. Anh đã cắn nát môi, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi để chịu đựng cơn đau vì nhớ đến lời dặn của Anh Quyết: “Người cộng sản không hề kêu van”. Dân làng Xô Man nổi dậy với ánh đuốc xà nu rực sáng khắp rừng trong đêm đồng khởi. Đống lửa lớn nhà ưng soi rõ xác mười tên giặc nằm ngổn ngang,… Qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn Nguyễn Trung Thành, người đọc cảm nhận rõ hơn mối quan hệ máu thịt giữa hình tượng cây xà nu với con người dân làng Xô Man.
Khi miêu tả con người , Nguyễn Trung Thành hay ví với cây xà nu. Ngược lại, khi nói về cây xà nu, nhà văn hay dùng hình ảnh, từ ngữ về con người để thể hiện. Cụ Mết ở trần “ngực căng như một cây xà nu lớn”. Cây xà nu bị đạn đại bắc chặt đứt ngang nửa thân mình được nhà văn miêu tả như nỗi đau và sự căm hận của con người. Những vết thương của cây xà nu chóng lành “như trên một thân thể cường tráng”. Rừng xà nu bạt ngàn bao bọc dân làng Xô Man được nahf văn cảm nhận nhưu chúng đang “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Hình tượng cây xà nu vừa mang gái trị tả thực về một loại cây đặc biệt ở núi rừng Tây Nguyên, đồng thời mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng cho số phận và phẩm chất của đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.
Rừng xà nu tượng trưng cho những đau thương, mất mát lớn lao và niềm uất hận khôn nguôi của đồng bào Tây Nguyên trong những năm Mĩ – Diệm khủng bố ác liệt. Cánh rừng xà nu được miêu tả ở đầu thiên truyện “nằm trong tâm đại bác của đồn giặc”, ngày nào cũng bị bắn phá hai lần. Quan hình ảnh này, tác giả đã dựng lên bối cảnh cuộc sống dân làng Xô man, một sự sống trong tư thế đối diện với cái chết, một sự sinh tồn đáng đứng trước mối đe dọa của diệt vong. Rừng xà nu phải gánh chịu nhiều đau thương bởi quân thù tàn bao. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ à ào như một trận bão”. Đó là hình ảnh thật về cây xà nu, rừng xà nu hứng chịu bom đạn của kẻ thù, nhưng cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho dân làng Xô man bị bọn thằng Dục đàn áp, sát hại đến nỗi “tiếng kêu khóc dậy cả làng”, gợi nhắc cái chết thảm thương của bà Nhan bị “chặt đầu, cột tóc treo đầu súng”, anh Xút bị “treo cổ lê cây vả đầu làng”, Mai và con bị tra tấn bằng trận mưa roi cây sắt cho đến chết. Hình ảnh dòng nhựa xà nu ứa ra từ chỗ vết thương “dần dần bầm lại”, đồng bào Tây Nguyên được cô nén lại thành từng khối, chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ thành sức mạnh phản kháng.
Cây xà nu dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành có sức chịu đựng ghê gớm và sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi. Nhà văn đã phát hiện “trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Đó là yếu tố cơ bản để rừng xà nu vượt qua ranh giới của sự sống và cái chết mà tồn tại mà vươn lên. Rừng xà nu có sự sinh tồn thật diệu kì. Hàng ngàn, hàng vạn cây xà nu tạo thành các cánh rừng xà nu hùng vĩ “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng”. Vẻ đẹp cường tráng của cây xà nu, rừng xà nu và cũng chính là biểu tượng tinh thần cho đồng bào Tây Nguyên trong những năm chiến đấu chống Mĩ ác liệt.
Cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ con người kế tiếp nhau trưởng thành trong bão táp chiến tranh, kế tiếp nhau đứng lên chống giặc. “Cạnh một cây xà nu mới gục ngã đã có bốn , năm cây con mọc lên, ngon xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Sự sống từng phú, từng giờ sinh sôi, vượt lên cái chết. “Anh Quyết hi sinh thì có Tnú thay thế, Mai ngã xuống thì có Dít lớn lên thay thế chị”.Bên cạnh cụ Mết sừng sứng như một cây xà nu cổ thụ thì là thằng bé Heng là thế hệ mới, lớn lên sẵn sàng kế tục sự nghiệp đánh giặc của cha anh.
Cây xà nu tượng trưng cho khát vọng tự do luôn hướng về cách mạng của Đồng bào Tây Nguyên. Trong rừng, cây xà nu là loại cây ham ánh nắng và khí trời “cũng có ít loại cây ham ánh nắng mặt trời đế thế”, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp tục lấy ánh nắng , thứ ánh sáng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp”. Nhà văn đã sử dụng những động từ mạnh như “ham, phóng, tiếp lấy” để thể hiện niềm khao khát sống, kgar năng sống tiềm tàng mãnh liệt, luôn hướng về ánh sáng của cây xà nu. Ngoài nghĩa thực nó còn mang nghĩa tượng trưng cho dân làng khao khát tự do, cho khát vọng hướng về lí tưởng cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. Cây xà nu ham ánh nắng và khí trời để phát triển, cũng như người Tây Nguyên tìm đến ánh sáng của Đảng của cách mạng thì mới có cuộc sống tự do và hạnh phúc. Ý nghĩa tượng trưng này đã làm tăng thêm chất thơ, chất lãng mạn và chiều sâu của nhiều tầng ý nghĩa cho hình tượng cây xà nu , rừng xà nu.
Khi miêu tả cánh rừng xà nu đau thương nhưng kiên cường bất khuất, nhà văn viết những câu văn đẹp, gây ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. đó là những dòng tả cảnh hiếm có trong văn xuôi chống Mĩ, chúng được tạo khắc thành hình khối, tạo nên hương vị, ánh sáng và sức nóng.
Bằng bút pháp lãng mạn và cảm hứng sử thi hùng tráng, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng rừng xà nu tượng trưng cho số phận đau thương và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.